Washington. Rosson cũng thúc anh chính thức đưa dự án của anh cho các
cấp có thẩm quyền của Phái đoàn; anh đã đưa khi bản tường trình hoàn
thành ngày 10 tháng Chín.
Tuy chỉ xuất xứ từ một phái viên bình thường ở tỉnh, tài liệu cũng lên tới
những nhân vật dân sự cao cấp. Một bản sao được gửi cho văn phòng AID
ở Washington, chuyển cho Rutherford Poats, một nhà báo nay là trường
phòng AID của Viễn Đông; ông này chuyển cho William Bundy, thứ
trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách Viễn Đông. Trong một bức thư, ông có nhã
ý gửi bản sao cho Vann, Poats viết đề án này cho Việt cộng “kinh phí về
những mục tiêu xã hội của họ nhiều hơn tôi tự làm” và ông “không khuyến
khích đề nghị này”. Tuy nhiên, ông nói thêm sự phân tích “tôi thấy có vẻ là
một mô tả tốt về vấn đề” và đề án có “một số ý hoàn toàn có ích”. Vann
không chán nản về loại phản ứng như vậy vì như thế có nghĩa ít nhất cảnh
cửa cũng không đóng lại.
Nhưng chính anh hy vọng vào Lodge hơn cả. Ngày 20 tháng Tám năm
1965, Lodge đến Tân Sơn Nhất để thay thế Taylor, lần thứ hai là đại sứ của
tổng thống ở Sài Gòn .
Vann cho rằng Lodge sẽ áp dụng thái độ riêng và giàu sáng tạo đối với
chiến tranh như ông đã thể hiện ở nhiệm kỳ đầu. Tháng Bảy, mới nghe
thông báo của Nhà Trắng sẽ đưa Lodge sang lại, Vann gửi cho ông một bản
tóm tắt chi tiết về kinh nghiệm của anh ở Hậu Nghĩa. Anh đề nghị thành lập
một Văn phòng liên lạc các hoạt động, mục tiêu là thông tin trực tiếp cho
đại sứ về công tác bình đinh và những hoạt động quân sự “không có sự can
thiệp của mọi cấp trung gian”. Văn phòng này chỉ gồm một hay hai người
có thể đến tất cả các nơi Lodge cần, để hỏi và báo cáo lại với đại sứ. Vann
tự đề nghị mình sẽ cầm đầu cơ quan ấy vì anh có “kinh nghiệm phối hợp
quân sự và dân sự” ở Việt Nam và tin chắc có thể sử dụng “mối cộng
hưởng thực tế vì những ý tưởng và kế hoạch của Lodge”. Tóm lại, văn
phòng nói trên sẽ chỉ có Vann và một trợ lý.
Lodge trả lời với một bức thư thân mật và khích lệ nhưng không nhận
lời.
John thân mến.