SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 576

rậm tìm kiếm những kẻ nổi dậy gây trở ngại cho những cuộc tấn công vào
các đơn vị Bắc Việt”. Vấn đề ai đã nắm được gì trong núi rừng “không có
nghĩa vì dù sao ở đấy không có gì đáng giá”. Krulak ghi thêm một danh
sách những đường sá và làng mạc bây giờ an toàn và một số dấu hiệu khác
chỉ rõ Hải quân bắt đầu kiểm soát được những gì đáng kiểm soát. Những
tiêu chí ấy “khó nêu số lượng” là một thước đo tốt nhất những tiến bộ đạt
được hơn số xác chết của Westmoreland. “Con số đơn thuần những Việt
cộng chết là một chỉ tiêu đáng ngờ của thắng lợi vì, nếu những người chết
ấy kèm theo sự phá nát các vùng, cuối cùng chúng ta sẽ làm điều xấu hơn
điều tốt”.

Như Vann đã phát hiện, những người có trách nhiệm về đường lối của

Mỹ không hề quan tâm đến những tàn phá đã làm. Tháng Bảy năm 1966,
Paul Nitze, thư ký Hải quân đến Sài Gòn . Ông bị Westmoreland, người
ông ca ngợi mắng nhiếc. Trên đường trở về ông dừng lại Hawail để nói với
Krulak; ông này giận sôi lên khi nghe thuyết giáo. Ông vừa ở Việt Nam về,
gửi một bức thư cám ơn Walt “Tôi nhận thấy khắp vùng ông đều có tiến
bộ”. Ông lưu ý Walt nhận xét của một đại tướng, nói rằng Hoa Kỳ đang
“thắng lợi về quân sự” ở Việt Nam . Krulak nói rõ lời tuyên bố ấy “không
có một ý nghĩa gì” vì “người ta không thể chỉ thắng lợi về quân sự. Hoặc
thắng lợi toàn diện hoặc không được gì cả”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.