SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 603

Nam, ông đã nói với tổng thống “mặc dù có những lãng phí và tốn kém,
vấn đề không thể bàn cãi là chúng ta đang thắng cuộc chiến tranh ở miền
Nam. Chúng ta đè bẹp quân địch với trọng lượng và khối lượng của chúng
ta”. Từ Nhà Trắng qua Sài Gòn để đưa lực lượng ấy phục vụ công cuộc
bình định với hiệu quả mà ông rất tự hào, ông không điều chỉnh nhận xét
của mình : Hoa Kỳ sẽ thắng cuộc chiến tranh bởi sức mạnh của nó. Ông
không hiểu người ta có thể vận dụng sức mạnh bằng cách nhân đôi nó lên
và “bình phương sai lầm lên” như ngài Robert Thompson, nhà chiến lược
Anh chống cách mạng đã nói về thái độ của Mỹ ở Việt Nam .

Tuy thế, Komer vẫn tấn công vào nạn quan liêu. Westmoreland bắt gặp

ông gửi một bức điện mật cho tổng thống đề nghị buộc tổng chỉ huy phải
thay thế những người chỉ huy bất lực của Quân lực Cộng hòa. Thư ký của
Komer đã sai lầm giao bức điện cho bộ phận truyền tin của ban tham mưu
thay vì chuyển qua đường dây mật của CIA và bức điện không đi xa hơn
văn phòng Westmoreland ; ông này mời Komer lên nói chuyện một lúc.
Komer hiểu trong tương lai không nên chơi kiểu hiệp sĩ thì hơn. Dù sao,
ông cũng chưa bao giờ đồng ý với luận thuyết của Vann cho rằng kiểm soát
và cải tổ chế độ Sài Gòn là điều kiện thiết yếu để chiến thắng. Komer là
một trong những người Mỹ ở nước ngoài không chịu đựng được ý nghĩ có
hành động “đế quốc “theo nghĩa dùng trong thế kỷ XX. Theo ông, việc
chính phủ Mỹ để cho Kỳ , Thiệu và những tướng tá khác tự do hành động,
là một thể hiện đạo đức và xu hướng “thực dân” của Vann là một sai lầm.
Cuối cùng, nghị lực của Komer, lòng nhiệt tình, kiểu cách, lương tri trong
tổ chức như những nhát kiếm đánh vào những nút tệ hại của nạn quan liêu
không đưa lại kết quả gì. Công cuộc bình định thống nhất theo cách của
ông kết hợp dân và quân sự tiến hành tốt đẹp nhưng vô nghĩa. Không có gì
thay đổi trừ tình trạng ngày càng tồi tệ hơn của những người Việt ở miền
Nam.

Tính chất bè bạn và tình cảm của anh nói với người khác dễ làm người ta

hiểu mình, kích thích Vann chia sẻ thẳng thắn với Ellsberg sự thất vọng của
anh về Komer và nỗi chán nản về con đường Hoa Kỳ theo đuổi ở Việt Nam
. Ngày 19 tháng Tám năm 1967, anh viết thư cho bạn “Chúng ta đang trên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.