viết trên các báo, tạp chí, đã phát biểu trên truyền hình và trong các buổi
diễn thuyết công cộng.
Anh trở lại Việt Nam vào tháng 3 năm 1965, làm trong Cơ quan phát
triển quốc tế (AID) phụ trách một chương trình vì hòa bình, không trở về
Hoa Kỳ nữa trừ những kỳ nghỉ ngắn hạn. Anh bắt đầu làm việc ở một trong
những tỉnh nguy hiểm nhất miền Tây Nam Bộ và cuối năm 1966 chịu trách
nhiệm điều phối chương trình cho 11 tỉnh bao quanh thủ đô. Trong những
năm đó Vann không ngừng tố cáo những cuộc ném bom hàng loạt và mù
quáng tiêu diệt dã man những làng xóm hòng ngăn cản Việt Công dựa vào
dân chúng. Nông dân bị chuyển hàng loạt , tập trung vào những trại tị nạn
ngoại vị. Vann không ngần ngại đem hết sức lực để đạt mục đích của mình
và xem việc sử dụng sức mạnh đối với những người dân vô tội không
những bị lên án về đạo đức mà còn là một hành động quân sự ngu ngốc.
Năm 1967 những phát ngôn thẳng thắn đã gây cho anh những rắc rối với
chính quyền. Anh cảnh báo họ, cuộc chiến tranh toàn diện do tướng
William Westmoreland mong muốn với đội quân 475.000 lính Mỹ sẽ thất
bại, an ninh ngày càng bị đe dọa ở nông thôn vì những người cộng sản Việt
Nam ngày càng lớn mạnh. Sự chỉ trích này được chứng minh đúng vào
ngày 31 tháng Giêng năm 1968 khi những người cộng sản chọn dịp Tết để
mở cuộc tấn công bất ngờ vào tất cả các thành phố, thậm chí vào đến khuôn
viên Đại sứ quán Hoa kỳ ngay trung tâm Sài Gòn. Cuộc chiến hao tổn đúng
là một thất bại và Westmoreland bị rút về nước.
Dù Vann đã làm gia đình mình và người thân đau khổ nhưng anh là
người trung thực với bạn bè, với cộng sự và cấp dưới. Sau cuộc tấn công
dịp Tết, người bạn Việt Nam anh rất gần gũi, nguyên trung tá và là tỉnh
trưởng rời quân đội để làm chính trị, tổ chức một cuộc vận động bàn bạc về
chiến tranh và đề xướng phong trào chống chế độ Sài Gòn. Giới quân sự
Mỹ nghi ngờ người bạn của Vann tìm cách cùng những người cộng sản
hình thành một chính phủ liên hợp mà ông ta giữ vị trí hàng đầu. Vann
không đồng ý với ý đồ của bạn nhưng lại mạo hiểm để cố tránh cho bạn bị
ngồi tù. Anh suýt bị cách chức và gủi trả về Hoa Kỳ. Vann cũng bất đồng
về cuộc chiến tranh như người bạn Mỹ tốt nhất của anh, Daniel Ellsberg,