SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 10

Các quốc gia và các chuyên gia địa chính trị tiếp cận nghiên cứu

quan hệ giữa các quốc gia và quốc tế tùy thuộc vào vị thế và vị trí
địa lý ở những cấp độ khác nhau. Từ xa xưa ông cha ta đã nêu
những tấm gương sáng trong việc xử lý mối quan hệ đối ngoại của
đất nước sau mỗi lần chiến thắng giặc ngoại xâm. Hãy nhớ lại cách
xử lý của các vị anh hùng dân tộc, như Lý Thường Kiệt, Lê Lợi,
Nguyễn Huệ,…, và cách xử sự của Hồ Chí Minh! Nhưng khó khăn
tương tự thì không bao giờ hết được! Một biểu hiện cụ thể cho nội
dung này là phương châm mà Hồ Chí Minh từng chỉ ra: “Dĩ bất biến,
ứng vạn biến” (cái bất biến ở đây là Độc lập, Tự do của dân tộc,
cách xử lý thì “Tùy cơ ứng biến”).

Các quốc gia, dù lớn hay nhỏ đều phải có quan hệ với nhau, có

mối quan hệ tốt, nhưng cũng có những mối quan hệ khó xử, theo
nguyên lý chung mà người Ấn Độ đã phát hiện ra từ thời Cổ đại (kế
sách “Cận công, viễn giao”, Chương 13, Kautilya: “Sách về Nhà
nước”), trong đó chỉ ra cách làm thế nào để một kẻ chinh phục có
thể tạo ra một đế chế bằng việc khai thác những mối quan hệ giữa
các Thành phố Nhà nước (Thành quốc) khác nhau: bất kỳ Thành
quốc
nào nằm tiếp giáp với mình đều phải đối xử như kẻ thù, bởi vì
chúng sẽ phải bị chinh phục trong quá trình xây dựng đế chế; nhưng
một Thành quốc nằm cách xa mà tiếp giáp với kẻ thù lại nên được
coi là bạn…. Quan hệ ấy chính là một trong những biểu hiện quan
trọng của địa chính trị.

Như vậy cũng có thể nói: Địa chính trị là sự ảnh hưởng của hoàn

cảnh địa lý tới những cuộc đấu tranh của loài người. Do vậy mà
Napoleon đã nói rằng khi biết được địa lý của một quốc gia, người ta
đã biết được tất cả về chính sách đối ngoại của nó. Ý tưởng này đã
được R. Kaplan phân tích và minh họa trong nhiều chương của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.