cuốn sách, như một sợi chỉ xuyên suốt cả công trình nghiên cứu của
mình. Điều đó tỏ ra có sức thuyết phục, khi tác giả vận dụng để
phân tích tình thế địa chính trị của rất nhiều quốc gia (nội dung của
các chương thuộc Phần II và Phần III), cho dù đó là những nước
lớn, như Hoa Kỳ, Liên Xô cũ, Liên minh châu Âu (EU), nước Nga
xưa và nay, Đức, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, hay những nước bậc
trung, như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Việt Nam, hoặc những quốc gia
có kết cấu địa lý không thuận lợi, như Yemen, Israel, Iraq và
Afganistan, v.v..
Như vậy, biết được tình thế địa chính trị thế giới và của chính đất
nước mình là điều vô cùng quan trọng đối với sự ổn định và vận
mệnh của mỗi quốc gia. Chỉ trong điều kiện ấy, người ta mới có thể
hành động đúng, không bỏ lỡ thời cơ và được an toàn. Nhưng tình
hình hay là các mối quan hệ đối ngoại lại liên tục phát triển, bởi vì
mọi quốc gia liên quan đều liên tục tranh đấu cho sự sống còn và lợi
thế của mình (Chương IV), vì thế người thắng sẽ là kẻ biết nắm lấy
thời cơ, đón trước và làm chủ được các tình huống. Trái lại, những
quốc gia chỉ biết an hưởng thanh bình đều đi đến thất bại (Chương
VIII). Những ví dụ minh họa cho kết luận này nhiều vô kể, ngay trong
những thập niên đầu thế kỷ XXI này.
Về Quyết định luận địa lý, tác giả một mặt liên tục đánh giá cao
tầm quan trọng của điều kiện địa lý (trong tất cả các chương của
cuốn sách), nhất là vị trí và kết cấu địa lý, nhưng đồng thời cũng
nhấn mạnh mối nguy của việc suy tôn quá mức vai trò của địa lý, bởi
vì tuy nó có ảnh hưởng đến các sự kiện, nhưng theo cách xác suất,
tức là không hoàn toàn quyết định được chúng… ông đưa ra nhiều
ví dụ làm bằng chứng cho vai trò của địa lý đối với các sự kiện và
đời sống con người. Những bằng chứng ấy đôi khi rất lý thú và