SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 12

thuyết phục, nhưng cũng có những trường hợp còn mang tính vũ
đoán, áp đặt. Một trong những nhận xét sắc sảo là ý kiến cho rằng
“Vị trí của một quốc gia trên bản đồ là điều đầu tiên quyết định nó,
thậm chí còn hơn cả triết lý dùng để quản lý nó” (Chương II, V).
Mackinder cho rằng chính hình thể đất nước dường như đã góp
phần vào sự ổn định phi thường của các Vương quốc trên đất Ai
Cập: nền văn minh thung lũng sông Nile đã được bảo vệ từ cả hai
phía đông và tây bởi sa mạc, và chưa bao giờ bị những tên cướp
biển Địa Trung Hải quấy nhiễu chỉ là nhờ có các đầm lầy vùng châu
thổ ở phía Bắc. Vai trò của địa lý cũng là câu hỏi vì sao quân Mông
Cổ chỉ tiến được tới Lưỡng Hà về phía Trung Đông và tới Vienna về
phía châu Âu. Sách cho biết, đó là vì sự câu thúc của địa lý: quân
Mông Cổ là đội quân của vùng thảo nguyên, đi tới đâu cũng cần có
cỏ cho cừu và ngựa ăn, do vậy không thể tới được vùng sa mạc
Arab, mặt khác, cũng không thể đi quá được Vienna là do sự hạn
chế khả năng di chuyển quân đội trong một mùa hành quân…

Tuy nhiên, địa lý thông báo nhiều hơn là quyết định, do đó nó

không đồng nghĩa với Quyết định luận (Chương II). Có lẽ chỉ nên nói
tới vai trò quyết định theo nghĩa tương đối, hoặc xác suất của địa lý.
Ngay cả Mackinder, người đánh giá rất cao vai trò quyết định của
địa lý, nhưng cũng không phải là người theo Thuyết Định mệnh đơn
thuần. Ông tin rằng hoàn cảnh địa lý và môi trường có thể khắc phục
được, nhưng đó là khi người ta xử lý chúng với sự tôn trọng và sự
hiểu biết sâu sắc nhất (các Quy luật Địa lý), đặc biệt là nhờ sự đổi
mới công nghệ (Chương IV, chú thích 20).

Cũng có những yếu tố địa lý được con người tạo ra và đóng vai

trò quyết định trong lịch sử. Đó là trường hợp kênh đào Đại Vận Hà
(Chương XI, chú thích 5) ở Trung Quốc: con kênh từng giữ vai trò

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.