được nhắc đến. Trong phạm vi đại lục Á-Âu, ông tách ra hai bộ phận
đối lập nhau suốt nhiều thế kỷ là Heartland và châu Âu cận biển ứng
với Tây Âu, đồng thời cho rằng “ai kiểm soát được Heartland kẻ đó
sẽ kiểm soát được thế giới”. Nicholas Spykman thì nhấn mạnh
Rimland, hay là không gian bao gồm những Vùng đất duyên hải ven
rìa đại lục Á-Âu. Với những thuyết này, người ta hiểu được dễ dàng
hơn đường lối đối ngoại cả của người Nga cũng như người Mỹ
nhằm duy trì vị thế chiến lược của mình tại Heartland, mặc dù giữa
họ giờ đây không còn sự đối đầu ý thức hệ như thời Liên Xô cũ.
Mackinder nhận xét rằng Heartland đại diện cho quyền lực lục địa,
còn châu Âu cận biển hay là Tây Âu - đại diện cho quyền lực biển,
liên tục tranh giành quyền lực với nhau và đã gây ra nhiều cuộc
chiến tranh lớn, trong đó có hai cuộc thế chiến. Trong số những
quốc gia quyền lực lục địa, đáng kể nhất là nước Nga, sau này là
Liên Xô, hiện nay lại là nước Nga, và nước Đức Bismark, cách nhau
bằng một dải Trung Âu (chỉ mang tính lý thuyết hoặc ý tưởng). Các
nhà địa chính trị kinh điển cho rằng để cho thế giới được yên ổn cần
thiết lập một dải đệm gồm những quốc gia độc lập gọi là Đông Âu
chạy từ Ba Lan xuống các quốc gia Balkan, rồi tiếp tục qua Đại
Trung Đông. Dải đệm Đông Âu và Balkan này giờ đây đã thuộc về
phương Tây - thiên về đại dương - nên thế giới khó mà yên ổn.
Trong số các nước Heartland, nước Đức đặc biệt là mang cả hai
thuộc tính: phần Tây Đức có đầy đủ tính cận biển, còn phần Đông
Đức từ xa xưa đã mang đặc tính quyền lực lục địa. Đặc điểm này
khiến cho nước Đức có một vị thế địa chính trị khá là mâu thuẫn…
Nicholas J. Spykman thuộc thế hệ các nhà tư tưởng trẻ hơn
Halford J. Mackinder, được nuôi dưỡng bằng những ý tưởng của
nhà địa lý người Anh này, nhưng ông đặc biệt quan tâm đến cuộc