những cuộc xung đột ở Ba Lan, Iran, chiến tranh ở Afghanistan và
Việt Nam (tất cả đều ở ngoại vi Liên Xô và Trung Quốc cộng sản).
Học thuyết này xét cho cùng chỉ là sự vận dụng một cách logic
những công trình của Mackinder và một số nhận định tinh tế của
Spykman. Để nhấn mạnh, Spykman còn nói về tham vọng biển ấm
của nước Nga trước thời Soviet: “Suốt 200 năm, kể từ thời Pyotr Đại
đế, nước Nga không có điều ám ảnh nào khác hơn là thoát khỏi sự
cô lập lục địa của mình và tìm một lối ra đại dương, nhưng vị trí địa
lý không thuận lợi của nó và những kháng lực từ phía các cường
quốc hàng hải khác đã luôn cản trở sự thành công của nó”. Đến đây,
người ta đã hiểu được tham vọng thu hồi bán đảo Crimea là một tất
yếu, những sự kiện Afghanistan và Syria cũng tương tự.
Một hệ quả ấn tượng khác là khái niệm về các Địa Trung Hải. Từ
góc nhìn sức mạnh biển, Spykman đã nhấn mạnh ý nghĩa địa chính
trị của ba vùng biển được gọi chung là Địa Trung Hải: Địa Trung Hải
đích thực của châu Âu cùng hai biển khác gần giống với nó là Biển
Đại Caribe và Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải. Về mặt địa
lý, Địa Trung Hải châu Âu và Biển Đại Caribe có ý nghĩa liên kết hơn
là chia cách phía bắc với phía nam: đại lục Bắc Mỹ liên kết chặt chẽ
với phần nằm về phía bắc rừng rậm Amazon. Đới rừng rậm Amazon
khổng lồ không thể đi xuyên qua có tác dụng “tách” Colombia,
Venezuela và Guyana khỏi phần lục địa hình nón phía nam châu lục,
và xét về mặt chức năng chúng dường như là một phần Bắc Mỹ,
còn bờ biển phía bắc Nam Mỹ cũng thuộc về không gian địa chính trị
vùng Caribe và bị cắt đứt khỏi chính Nam Mỹ. Tương tự như vậy,
Địa Trung Hải châu Âu biến Bắc Phi thành một phần không gian địa
chính trị Địa Trung Hải, mặc dù nó là một phần lục địa châu Phi,
nhưng bị ngăn cách với phần phía nam bởi sa mạc Sahara. Nói