đấu tranh giữa các sức mạnh của Heartland với các sức mạnh trên
biển trong cuộc tranh giành ảnh hưởng đối với các Rimland.
Spykman mô tả Heartland tương ứng một cách mơ hồ với Liên Xô:
phía bắc là những biển đóng băng từ Na Uy đến Kamtchatka, phía
tây bắc và nam là các dãy núi, từ Karpat đến Anatolia, Iran và
Afghanistan, tiếp tục qua chùm núi Pamir, Altai, cao nguyên Mông
Cổ, qua Mãn Châu và Triều Tiên. Nằm về phía nam là những khu
vực dân số lớn - châu Âu, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc và
Nhật Bản, cũng như vùng Trung Đông giàu dầu mỏ - tức là vùng rìa
Á-Âu được Spykman gọi là Rimland.
Nếu Mackinder phân tích thế giới trong một “hệ thống khép kín”
(Heartland - châu Âu cận biển), thì Spykman lại cho rằng sẽ có một
sự “phân cấp sức mạnh mang tính khu vực”, ông đã dự cảm thấy
một thế giới nhiều bá quyền: tương tự như cục diện đa cực mà bây
giờ chúng ta luôn nói tới (tác giả liệt kê những bá quyền khu vực:
Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga cùng những quốc gia trung
bình như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia, Việt Nam, Brazil - Chương
VI).
Việc nhấn mạnh về Rimland đã dẫn đến những hệ quả quan
trọng sau Thế chiến II. Để đối phó với một Liên Xô khi đó đã trở lại
thành sức mạnh to lớn của Heartland và đang gây ảnh hưởng tới
Rimland, phương Tây với sức mạnh biển ngoại vi đã đưa ra chiến
lược ngăn chặn hay là sự bao vây. Đó cũng chính là nội dung của
thời kỳ Chiến tranh Lạnh kéo dài tới tận đầu những năm 1990, khi
Liên Xô sụp đổ. Khi đó, nhà ngoại giao trẻ Henry Kissinger đã viết
rằng chiến tranh hạn chế là phương tiện duy nhất để ngăn chặn -
với một chi phí chấp nhận được - Khối Soviet lan tràn ra các khu
vực ngoại vi đại lục Á-Âu. Chính học thuyết này đã làm nảy sinh