cách khác, trên quan điểm địa chính trị, châu Âu có lẽ bao gồm cả
Bắc Phi, còn châu Bắc Mỹ bao gồm cả không gian Nam Mỹ ở phía
bắc vùng rừng rậm Amazon.
Lịch sử cho thấy, Athens đã nắm quyền kiểm soát thực tế quần
đảo Hy Lạp bằng cách thống trị Biển Aegea, Roma [Trong tiếng Việt,
Roma đã từng được dịch là La Mã. (BT)] đã nắm được quyền chỉ
huy thế giới phương Tây bằng cách thống trị Địa Trung Hải châu Âu,
còn Mỹ đã trở thành bá quyền Tây Bán cầu và một cường quốc thế
giới khi nó đã nắm được quyền kiểm soát biển Đại Caribe từ tay các
quốc gia thuộc địa châu Âu trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha -
Mỹ năm 1898, và từ đó đã có thể xây dựng kênh đào Panama thông
sang Thái Bình Dương. Do vậy mà Spykman gọi “Địa Trung Hải
châu Mỹ” (tức là biển Đại Caribe, bao gồm cả Vịnh Mexico) là trái
tim chiến lược và địa lý Tân Thế Giới.
Tác giả đề cập tới Biển Đông với một dự báo đáng lo ngại. “Một
Trung Quốc tương lai hiện đại, năng động và quân sự hóa” sẽ là mối
đe dọa không chỉ với Nhật Bản, mà còn cả với vị thế các cường
quốc phương Tây trong “Địa Trung Hải châu Á”. Trung Quốc sẽ là
một sức mạnh lục địa với kích cỡ khổng lồ trong việc kiểm soát một
bộ phận rộng lớn duyên hải của biển kín này. Vị thế địa lý của nó sẽ
giống như của Hoa Kỳ đối với “Địa Trung Hải châu Mỹ”. Khi Trung
Quốc trở nên mạnh, sự thâm nhập kinh tế hiện nay của nó vào khu
vực này chắc chắn sẽ đảm nhận thêm những ngụ ý về chính trị.
Hoàn toàn có thể mường tượng ra cái ngày khi vùng nước này sẽ
được kiểm soát không phải bởi người Anh, Mỹ, hay sức mạnh trên
biển của Nhật Bản, mà là bởi sức mạnh không quân Trung Quốc
(Chương XI). Điều đó sẽ gây cho các quốc gia vây quanh vùng biển
này những mối lo thường trực. Tuy nhiên, thời đại cũng đã khác