xưa, thế giới ngày càng toàn cầu hóa sâu sắc hơn, nghĩa là có sự
ràng buộc nhau nhiều hơn, đặc biệt là đã có Luật Biển năm 1982 để
điều chỉnh các mối quan hệ.
Một điều đặc biệt là địa lý giúp người ta nhìn nhận tình hình và
các sự kiện theo dài hạn, nên có thể đưa ra những tiên đoán tài tình
và những quyết định địa chính trị đôi khi khá bất ngờ.
Chẳng hạn, ngay vào năm 1942, khi mà quân Đồng minh đang
thua và sức hủy diệt cỗ máy chiến tranh của Hitler đang chiếm ưu
thế tuyệt đối, Spykman (Chương VI) đã lo lắng về những hệ lụy của
một sự phi quân sự hóa nước Đức. Vì vậy, ông cho rằng các nước
Đồng minh cần phải cố sức tạo ra một “nước Đức hùng mạnh sau
Hitler để làm thành lũy chống lại Liên Xô.” Tương tự như vậy, trong
khi Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc chiến khốc liệt chống lại Nhật
Bản, Spykman đã đề nghị một liên minh thời hậu chiến với chính
nước Nhật ấy để chống lại những sức mạnh lục địa của Nga và đặc
biệt là Trung Quốc đang lên. Là một đảo quốc lớn, ngoài khơi Đông
Á, Nhật có thể thực hiện chức năng giúp Hoa Kỳ tại Viễn Đông giống
như Anh tại châu Âu. Một ví dụ khác: Theo Mackinder, do vị trí địa
lý, Ấn Độ và Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi Heartland, lại có kích
thước rất rộng lớn và thật đông dân đang sống theo kiểu tự lập, và
vì vậy có thể phát triển một cách hòa bình. Điều đó dẫn ông đến dự
đoán rằng tương lai nằm phần lớn trong tay những vùng đất “Ấn Độ
và Trung Quốc Gió mùa” (Chương IV). Thực tế cho thấy, những điều
tiên đoán trên đây và nhiều trường hợp khác nữa đều đúng, rất phù
hợp với ý tưởng cuốn sách về sự đáp trả, hay là sự trả thù của địa
lý! Trong chương 7, khi nói về sự trị với nền tảng là địa lý theo sơ đồ
thế giới của Mackinder và Spykman. Qua nghiên cứu này, R. Kaplan
mong muốn đưa ra một cẩm nang mới về địa chính trị cho lãnh đạo