Trong những năm cuối thập kỷ 1980, phát khùng vì nền tự do mà
những vùng núi này từng có được qua nhiều thập kỷ và thế kỷ rốt
cuộc vào tay người Kurd, Saddam đã tung ra một cuộc tấn công
toàn diện vào vùng đất Kurdistan thuộc Iraq - chiến dịch Anfal khét
tiếng - từng giết hại đến 100.000 thường dân. Các vùng núi này dù
không được khoanh định rõ ràng, nhưng chúng từng được sử dụng
như bối cảnh cho tấn thảm kịch ấy - một nhân tố mang tính nguồn
cội. Chính là nhờ núi-đồi mà xứ Kurdistan giờ đây có được một vùng
đất rộng lớn đã thực sự tách khỏi nhà nước Iraq. [Đồng cỏ khô,
mặn, cằn cỗi.??]
Miền núi vốn là một sức mạnh bảo thủ, thường che chở cho
những nếp văn hóa bản địa trong các lũng sâu của mình chống lại
những hệ tư tưởng hiện đại hóa mạnh mẽ đang hoành hành trên
các vùng đồng bằng; núi non cũng đã từng cung cấp nơi ẩn náu cho
những chiến binh Marxist và cả những cartel ma túy ở những miền
đất của chính chúng ta. Nhà nhân học [Đại học] Yale James C. Scott
viết, “mọi người đều biết rõ rằng dân miền núi là những cộng đồng
người da sạm đen luôn lẩn lút và trốn chạy, những tộc người trong
tiến trình suốt hai thiên niên kỷ đã phải chạy trốn khỏi sức ép của
những dự án tạo lập nhà nước trong các thung lũng.” Bởi vì chính
đồng bằng [Romania] là nơi tư tưởng chuyên chế do Nicolae
Ceaușescu thực thi đã cắm ngập hàm răng của mình vào dân
chúng. Trong mấy lần lên núi Karpat vào những năm 1980, tôi đã
nhận ra một vài dấu vết của công cuộc hợp tác hóa. Vùng núi non
này vốn được xem như cửa sau của Trung Âu, được đặc trưng bởi
những ngôi nhà gỗ và đá tự nhiên nhiều hơn là bê tông và sắt,
những thứ vật liệu vốn được yêu thích của nước Romania cộng sản.