quốc Parthia cai quản (247 TCN-224).], Mông Cổ, Ba Tư, Nga Sa
hoàng, Liên Xô, cùng vô số lần nữa của những bộ tộc Turk trước
một không gian địa lý trơ trụi và không có gì bảo vệ. Nơi ấy từng có
sự tồn tại một nền văn minh tối thiểu, bởi lẽ không một ai có đủ thời
gian để cắm rễ dài lâu ở đấy, và điều đó đã giúp giải thích những ấn
tượng ban đầu của tôi về nơi chốn này.
Mặt đất trồi lên, và có những thời điểm mà trước đó tưởng giống
như một khối sa thạch duy nhất nay đã bị cắt xẻ thành mạng lưới
mê cung những đáy sông rỗng tuếch và những khe núi tỏa ánh màu
xám và xám vàng kaki. Có thể thấy trên đỉnh mỗi quả núi những vết
chia cắt xâm thực màu đỏ và nâu vàng nhạt được ánh mặt trời đang
lên dọi chiếu. Những đợt khí lạnh bốc lên, tràn vào ô tô - đó là cảm
giác dễ chịu đầu tiên của tôi về núi non sau màn mây mù nóng và
hơi nước ngột ngạt của Peshawar tại tỉnh biên giới phía tây-bắc
Pakistan. Bản thân con đèo Khyber không có gì là ấn tượng. Điểm
cao nhất của nó cũng chỉ gần 2.000 m và lối lên đèo cũng hiếm khi
nào quá dốc. Tuy vậy, trong vòng gần một giờ đồng hồ vào năm
1987, người ta đã chở tôi vượt qua một thế giới tựa cõi âm mang
nguồn gốc núi lửa, chật hẹp, đầy những vách đá dốc lởm chởm và
những hẻm núi dạng canyon lộng gió, từ miền nhiệt đới sum xuê
của tiểu lục địa Ấn Độ sang xứ giá lạnh hoang vắng, trơ trụi và buồn
tẻ vùng Trung Á, từ một thế giới đất đen, vải vóc trang trí lòe loẹt và
một nền ẩm thực phong phú với nhiều gia vị bước vào thế giới cát,
len sợi thô và thịt dê.
Tuy nhiên, giống như Karpat, nơi những con đèo từng được các
nhà buôn chinh phục, khung cảnh địa lý vùng biên giới Afghanistan -
Pakistan cũng cho ta những bài học khác nhau: cái mà người Anh là
những người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Biên giới Tây Bắc”, theo