SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 26

Sugata Bose - giáo sư Harvard, “về mặt lịch sử lại hoàn toàn không
phải là đường biên giới nào cả”, “mà là phần trái tim” của một thể
liên tục mang tên “Ấn Độ-Ba Tư” hoặc “Ấn Độ-Hồi giáo”, tức cũng
chính là nguyên nhân vì sao Afghanistan và Pakistan tạo thành một
thể tổng hợp hữu cơ, do đó nhấn mạnh thêm tính chất rời rạc về
mặt địa lý của chúng với tư cách là những quốc gia riêng rẽ.

Vậy mà còn có những đường biên giới nhân tạo hơn thế nữa:

Tôi đã vượt qua Bức tường Berlin tới Đông Berlin hai lần vào các

năm 1973 và 1981. Bức tường bê tông cao 3,6 m, đỉnh có hình ống
rộng cắt vào phong cảnh màu đen-và-trắng dạng bức màn mỏng
của vùng lân cận nghèo khổ phía Tây Đức, nơi có những người
nhập cư Thổ và Nam Tư sinh sống, cùng với những cao ốc hoang
vắng và nham nhở đầy sẹo thời Thế chiến II bên phía Đông Đức.
Bạn có thể bước lại gần và chạm tay vào Bức tường ấy hầu như ở
mọi vị trí phía Tây, nơi trên tường có những chữ viết và graffiti; còn
những bãi mìn và những tháp canh tất cả đều nằm ở phía Đông.

Dù là phi thực tế đến mức một dãy sân nhà tù như thế đã xuất

hiện trong không gian đô thị thời ấy, người ta cũng không tự vấn về
nó, ngoại trừ những khía cạnh đạo đức, bởi lẽ điều giả định trước có
ý nghĩa căn bản khi đó là cho rằng Chiến tranh Lạnh sẽ không có hồi
kết. Đặc biệt là đối với những người giống như tôi, những người đã
lớn lên trong thời Chiến tranh Lạnh nhưng lại không có chút kí ức
nào về bất cứ thứ gì của Thế chiến II, Bức tường ấy dường như
vĩnh cửu tựa như một dãy núi, cho dù nó thể hiện biết bao sự đau
đớn. Sự thật chỉ hiện lên từ những cuốn sách và những bản đồ lịch
sử về nước Đức mà tôi bắt đầu tra cứu, hoàn toàn do sự trùng hợp,
vào tháng đầu tiên của năm 1989, khi tôi được cử tới Bonn vì một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.