SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 356

(Mumbai), Madras và Kolkata, mà họ đã chinh phục được, rồi tiếp đó
đã nắm quyền thống trị Ấn Độ. Như vậy, tiếp sau lịch sử bị xâm lược
và di cư liên miên hơn hai thiên niên kỷ, Ấn Độ đã được chính người
Anh đưa trở lại với những tổ hợp lãnh thổ lớn ở phía tây và tây bắc,
làm cho quốc gia này trở thành một tiểu lục địa về mặt chính trị,
đúng nghĩa tiểu lục địa theo bản chất địa lý của nó. Thực tế này
được diễn tả một cách tuyệt diệu trên một bản đồ từ năm 1901,
trong đó thấy rõ mạng lưới đường sắt được người Anh xây dựng
trên toàn bộ tiểu lục địa, đi từ biên giới Afghanistan đến eo biển Palk
nằm giữa đảo Sri Lanka và lục địa, và từ Karachi đến Chittagong
nằm trong đất Bangladesh hiện tại. Chỉ riêng nhân tố kỹ thuật rốt
cuộc đã thống nhất thành công lãnh thổ rộng lớn này trong một thể
chế duy nhất, chứ không phải là chia vụn nó hoặc thiết lập ở đây
một hệ thống mang tính đế chế của những liên minh luôn trên bờ
vực của sự sụp đổ.

Các triều đại Mughal, và, ở mức độ thấp hơn, Liên minh Maratha

của thời kỳ đầu kỷ nguyên hiện đại chính là những dấu hiệu báo
trước thành tựu này, bởi vì chúng tỏ ra đủ khả năng quản lý được
phần lớn tiểu lục địa. Nhưng triều đại Mughal, cho dù đã từng hết
sức rực rỡ, vẫn là một thể chế được du nhập từ nước ngoài, sinh ra
bởi sự thâm nhập từ phía tây bắc của người Hồi giáo, và với tư cách
ấy ngày nay nó vẫn bị những kẻ dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ gièm pha.
Rồi cả nước Anh nữa, một sức mạnh đến từ đường biển, cũng là
một thứ ngoại lai, đứng ngoài tấn kịch lịch sử từng diễn ra suốt hàng
thế kỷ giữa người Hindu và người Hồi giáo vốn mang bản chất địa
lý; với đa số người Ấn Độ Hồi giáo sống ở phía tây bắc, nơi luôn là
điểm bắt đầu của những cuộc xâm lăng, và ở Đông Bengal - xứ sở
nông nghiệp trù phú và là phần kết phía đông của đồng bằng sông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.