SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 357

Hằng, nơi Hồi giáo đã thâm nhập cùng với cuộc xâm lăng, đem theo
cả việc phá rừng, của người Turk-Mông Cổ trong thế kỷ XIII.

Nhưng nếu sự xuất hiện của người Anh đã thống nhất được tiểu

lục địa Ấn Độ bằng cách tạo cho nó một nền quản trị hiện đại và một
mạng lưới đường sắt ở cuối thế kỷ XlX đầu thế kỷ XX, thì các điều
kiện dẫn đến sự rút khỏi nơi đây của họ một cách vội vàng vào năm
1947 lại đưa đến sự chia rẽ sâu sắc hơn và chính thức hơn so với
bất kỳ một đế chế nào từng bị tan rã trong nhiều thế kỷ đã qua. Bởi
vì những đường ranh giới giữa thế giới Ấn-Hy Lạp và đế chế Gupta,
hoặc giữa đế chế Mughal và Liên minh Maratha, chưa bao giờ được
vật chất hóa như những đường ranh giới hiện nay của Ấn Độ với
Pakistan bằng dây thép gai, bãi mìn, trạm hải quan và những cuộc
chạm trán liên miên được truyền thông hóa và gắn với pha muộn
của công nghệ. Sự phân chia hiện nay được xem là chắc chắn hơn
bởi tính pháp lý của nó, và sự đối kháng của các nền văn hóa còn đi
xa hơn nữa, vì nó xuất phát từ những quyết định của con người
nhiều hơn là từ đặc điểm địa lý.

Tóm lại, nhìn trong lịch sử của Ấn Độ, Pakistan là đối thủ còn

hơn cả một kẻ thù có vũ khí hạt nhân, và đó còn là một nhà nước sở
hữu một quân đội thông thường đông đảo, đồn trú ngay sát phía sau
đường biên giới. Nằm ở phía tây bắc Ấn Độ, Pakistan là nơi núi non
hòa vào đồng bằng và là hiện thân về mặt địa lý và dân tộc cho tất
cả những cuộc xâm nhập của Hồi giáo vào Ấn Độ trong suốt lịch sử
của nó. George Friedman, người sáng lập Tổ chức phân tích tình
báo phi chính phủ Stratfor (Mỹ), viết: “Pakistan là phần sót lại đến
ngày nay của chế độ cai trị Hồi giáo thời Trung cổ ở Ấn Độ,” trong
khi đó, phần tây nam của Pakistan là khu vực đầu tiên của tiểu lục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.