Sự bùng nổ chủ nghĩa Lý tưởng tại Hoa Kỳ không phải là không
có tiền lệ. Chiến thắng trong Thế chiến I đã làm nổi lên biểu ngữ
“Chủ nghĩa Lý tưởng Wilson”, một khái niệm gắn với Tổng thống
Woodrow Wilson, mà dựa theo những gì nó diễn đạt thì người ta
còn ít tính tới những mục tiêu thực tế từ phía các đồng minh châu
Âu của Mỹ và càng ít hơn nữa đối với tình hình thực tế của vùng
Balkan và Cận Đông, những khu vực mà các sự kiện trong năm
1920 cho thấy một khi được giải phóng khỏi ách Ottoman sẽ trở
thành sân khấu của những cuộc nổi dậy mang bản sắc thiển cận.
Một hiện tượng tương tự là sau khi phương Tây giành chiến thắng
trong Chiến tranh Lạnh, nhiều người tin rằng đã mở ra một thời đại
tự do và thịnh vượng phổ cập dưới sự bảo trợ của “dân chủ” và “thị
trường tự do”. Nhiều ý kiến cho rằng ngay cả châu Phi, châu lục
nghèo nhất và kém ổn định nhất, lại thêm gánh nặng của những
đường biên giới nhân tạo và phi logic nhất trên thế giới, cũng có thể
cận kề một cuộc cách mạng dân chủ; như thể là sự sụp đổ đế chế
Soviet ở trung tâm châu Âu đã đem lại một cơ hội tối thượng cho
các nước kém phát triển nhất trên thế giới vốn bị biển và sa mạc
phân cách hàng ngàn dặm, nhưng được vô tuyến truyền hình kết
nối. Trên thực tế, cũng giống như sau hai cuộc Thế chiến I và II,
những ước muốn dân chủ và hòa bình nơi nơi sau Chiến tranh Lạnh
không khiến ta mệt mỏi quá mức như phải đối mặt với cuộc đấu
tranh hằng ngày cho sự sống còn, trong đó cái ác không ngừng đeo
mặt nạ mới. Thực thế, dân chủ và sự quản lý tốt hơn sẽ có thể bắt
đầu xuất hiện tại khắp mọi nơi ở châu Phi, nhưng với cái giá phải trả
là thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những cuộc chiến khủng khiếp, lâu
dài và khó khăn, dẫn đến những tình trạng hỗn loạn (trường hợp
một số quốc gia Tây Phi), phong trào bạo động, và sự tàn ác trắng