SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 41

Đối với Magris, Trung Âu là một cái gì nhạy cảm “ám chỉ sự bảo

vệ cái cá thể chống lại mọi chương trình độc tài”. Đối với nhà văn
Hungary Gyorgy Konrad và nhà văn Czech Milan Kundera, Trung Âu
là một cái gì đó “cao quý”, một “kiệt tác” cho sự giải phóng những
cảm hứng chính trị.

Nói về Trung Âu trong những năm 1980 và 1990 có lẽ phải nói

rằng văn hóa trong nó và từ bản thân nó đã bao gồm một hoàn cảnh
địa lý toàn diện chẳng khác nào một dãy núi tự kể về mình, hoặc về
mọi mặt như những cỗ xe tăng Soviet đã thể hiện. Vì thế, ý tưởng về
Trung Âu từng là một lời phê phán rõ ràng đối với địa lý lưỡng cực
được thiết lập sau Hội nghị Yalta, theo đó xuất hiện tên gọi “Đông
Âu” để ám chỉ một nửa châu Âu theo chế độ cộng sản và do Moskva
kiểm soát. Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, và Hungary tất cả đều
thuộc về Trung Âu. Vài năm sau đó, trớ trêu thay, khi cuộc chiến
tranh sắc tộc nổ ra ở Nam Tư, Trung Âu cũng được nhắc đến không
phải với tư cách một thuật ngữ thống nhất hóa, mà có thể đã là một
đơn vị phân chia: “xứ Balkan” đã được tách ra khỏi Trung Âu trong
tâm trí người dân, và thực tế đã trở thành một phần Cận Đông mới
và cũ.

Xứ Balkan từng đồng nghĩa với tên gọi các đế quốc Turk và

Byzantine xưa, với những dãy núi chia cắt hiểm trở đã từng kìm
hãm sự phát triển, có mức sống nói chung thấp hơn trong suốt hàng
thập kỷ và hàng thế kỷ so với các vùng đất Habsburg xưa và đế
quốc Phổ tại khu vực trái tim châu Âu. Trong những thập niên đơn
điệu, các nước vùng Balkan như Romania và Bulgaria từng phải
nếm trải mức độ nghèo khó và phải chịu đựng sự đàn áp chưa từng
thấy trên phần phía Bắc, tức là nửa Trung Âu. Nhưng dĩ nhiên cũng
phải xem xét tình hình với sự phân hóa tinh tế hơn: Nước Đức đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.