Tuy nhiên, các trí thức tự do như Garton Ash - một trong những
cây viết hùng hồn nhất thập kỉ ấy - đã lấy trường hợp Trung Âu làm
một mẫu điển hình về đạo đức và chính trị, nhưng lại bỏ qua những
đặc điểm riêng về địa lý. Họ đã biện hộ cho một cái nhìn thống nhất
nhiều hơn là xung đột đối với châu Âu và thế giới, trong đó không
một khu vực nào có thể bị bỏ mặc cho tình trạng kém phát triển và
man rợ, dù đó là Balkan hay châu Phi. Đối với họ, sự sụp đổ Bức
tường Berlin sẽ không chỉ ảnh hưởng đến số phận của chính Trung
Âu mà còn mang lại lợi ích cho toàn thế giới. Trong những năm
1990, tiếp cận nhân văn này đã là nền tảng cho một chủ nghĩa thế
giới từng nhận được sự đồng tình cả của những người theo chủ
nghĩa quốc tế tự do cũng như của những người Bảo thủ Mới. Điều
này làm ta nhớ lại rằng trước khi trở thành nổi tiếng vì ủng hộ cho
cuộc chiến tranh Iraq, Paul Wolfowitz đã ủng hộ sự can thiệp quân
sự ở Bosnia và Kosovo, và thực tế là đã bắt tay với những người
theo chủ nghĩa tự do như Garton Ash ở tạp chí The New York
Review of Books (Điểm Sách New York) có khuynh hướng theo
cánh tả. Con đường đến Baghdad có nguồn cội từ cuộc can thiệp
vào Balkan trong những năm 1990, khi đó từng bị những người thực
tế và thực dụng phản đối, mặc dù việc triển khai quân sự tại Nam Tư
cũ đã chứng minh là sẽ chắc chắn thành công. Sự khát khao cứu
vãn những người Hồi giáo Bosnia và Kosovo không thể tách rời khỏi
khát vọng phục hồi Trung Âu với tư cách một nơi chốn vừa là hiện
thực vừa là tưởng tượng một cách đau xót - một sự hồi sinh, mà
theo những người biện hộ của nó, có thể chứng minh rằng sự hài
hòa chỉ có thể nảy sinh từ những khát vọng đạo đức và nhân đạo.
Chính Garton Ash, tuy từng là người hoài nghi về sự lý tưởng hóa