khác của Đại Trung Đông, một thất bại to lớn của quốc gia đã
diễn ra ngay trên biên giới phía nam của Bắc Mỹ, với những hệ
lụy sâu sắc hơn nhiều trong tương lai gần và xa của nước Mỹ,
đối với xã hội và sức mạnh của nó, so với bất cứ điều gì đang
xảy ra ở nửa bên kia của hành tinh. Chúng ta có thật sự đạt
được bất cứ điều gì ở Trung Đông kể từ năm 1980? Tại sao
chúng ta không quan tâm hơn tới Mexico? Toàn bộ năng lượng
và tất cả tiền bạc bị đem đi và đã biến thành mây khói ở Iraq và
Afghanistan liệu sẽ có thể tốt hơn nếu được sử dụng để giúp
đỡ cho những người hàng xóm Mexico của chúng ta?
Mặc dù Bacevich có hoàn cảnh riêng làm tăng nỗi thất vọng -
ông học tại Học viện Quân sự West Point trước khi tham chiến tại
Việt Nam và con trai của ông đã bị giết ở Iraq - chúng ta cũng không
thể gán cho những điều đó tất cả sự phẫn nộ mà ông đã bị thôi thúc.
Tôi thậm chí còn nghĩ rằng Braudel có lẽ đã đánh giá cao nhận xét
này của ông, vì nó đã gạt sang một bên những mối quan tâm tức
thời để tự vấn về tương lai dài hạn của nước Mỹ.
Nhưng Bacevich không phải là nhà phân tích duy nhất đã bày tỏ
những nghi ngờ về định hướng hiện tại trong chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ. Stephen Walt, giảng viên Đại học Harvard và John
Mearsheimer - Đại học Chicago, đã công bố vào năm 2007 cuốn
sách The Israel Lobby and U.S. Foreign Policy (Nhóm người vận
động ủng hộ Israel và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ), qua đó họ
cáo buộc nhóm gây áp lực này đã xúi giục cuộc xâm lược Iraq, và
đã bị giới phê bình ngược đãi. Mark Helprin, tiểu thuyết gia và cựu
binh Israel tin rằng Trung Quốc trong tương lai sẽ là đối thủ quân sự
chính của Hoa Kỳ, một cảm giác mà Mearsheimer cũng chia sẻ.
Paul Pillar, cựu chuyên gia phân tích của CIA, cũng đồng ý kiến với