ta có thể khẳng định rằng, những cuộc chiến tranh này không chỉ là
một phần của lịch sử đơn thuần mang tính kể sự việc.
Nhưng điều thú vị của các nhà phân tích đã được nhắc tới ở trên
là họ đã tự hỏi về tác động từ những sai lầm của Hoa Kỳ về vị thế
của mình trên thế giới. Quyền bá chủ của Hoa Kỳ liệu có thể được
duy trì? Đâu là nơi trong tương lai Hoa Kỳ nên tập trung những nỗ
lực dân sự và quân sự để duy trì sự cân bằng quyền lực tại đại lục
Á-Âu? Làm thế nào Hoa Kỳ có thể tránh bị tràn ngập bởi làn sóng
người tị nạn Mexico chạy trốn những vấn đề của đất nước họ? Như
Jakub Grygiel đã nhận định: “tình trạng cách ly về địa lý là một lợi
thế chiến lược đầy may mắn, đến mức người ta không nên phá
hỏng nó bằng cách cố gắng để mở rộng thêm.”
Nhưng phải chăng Hoa Kỳ đã thực sự phá hỏng lợi thế này?
Michael Lind, một chuyên gia thuộc Quỹ nước Mỹ Mới (New
America Foundation) ở Washington, nhất trí với Bacevich tố cáo sự
phi lý của chiến tranh Iraq và sự sa lầy của Hoa Kỳ ở Afghanistan,
nhưng lại không đồng ý với ông này về tác động kinh tế của những
cuộc xung đột đó. Lind tin rằng chỉ một phần rất nhỏ nợ nhà nước
của Hoa Kỳ phát sinh từ chi tiêu quân sự, và điều quan trọng hơn
nhiều đối với khả năng thanh toán tài chính của Hoa Kỳ là giảm giá
chi phí chăm sóc sức khỏe. Tạm thời, hãy thử hình dung tình trạng
rối loạn trong tương lai của Afghanistan và Iraq bằng cách kiểm lại
những tình huống tương tự mà những đế chế vĩ đại trong quá khứ
đã phải đối mặt. Và như thế, chúng ta có thể đủ điều kiện để đoán
sơ bộ về những hiệu ứng trong dài hạn mà những tình huống ấy sẽ
tác động lên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cùng những cạm bẫy
cần tránh để đối mặt với những thách thức từ phía Trung Đông,
Trung Quốc và Mexico trong tiến trình thế kỷ XXI.