SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 460

Cả ở Iraq cũng như ở Afghanistan, Hoa Kỳ đã không phạm phải

sai lầm ngớ ngẩn có tính then chốt mà cộng hòa Venezia đã mắc
vào cuối thời Trung cổ. Không chỉ vì vị trí ưu trội của nó trên Địa
Trung Hải, tại ngã tư của các tuyến đường thương mại giữa Đông
và Tây, rất thuận lợi để Venezia đã có thể trở thành một đế quốc
hàng hải, mà trước hết là vì nó được bảo vệ khỏi các cuộc xâm lược
nhờ địa hình đầm phá của mình: phía đất liền nương vào mấy dặm
đường mặt nước, còn với phía biển có những đụn cát chắn bờ rất
dài. Chỉ từ thế kỷ XV, khi tìm cách mở rộng đế chế của mình về phía
đất liền Italia, Venezia mới bắt đầu suy vi. Thực vậy, những cuộc
chiến tranh thường xuyên với Verona, Padua, Florence, Milan và
Liên minh Cambrai, đã tiêu hao ngấu nghiến năng lượng của người
Venezia, và điều đó đã đẩy nhanh tới hạn sụp đổ sức mạnh biển của
họ. Nhưng nếu Hoa Kỳ biết dừng ở mức duy trì sức mạnh không
quân và hải quân, và tránh gửi quân bộ quá thường xuyên tới Trung
Đông, họ sẽ không phải chịu số phận của Venezia. Chỉ có sự tiếp
nối liên tục những cuộc chiến tranh nhỏ mới có thể làm xói mòn
quyền lực của Hoa Kỳ, chứ không phải là việc tính toán sai 1/3 thế
kỷ mỗi lần có thể gây ra nhiều bi kịch và nỗi đau kinh hoàng.

Ở đỉnh điểm của cuộc nội chiến Iraq vào năm 2006 và 2007, tình

hình của Hoa Kỳ cũng tương tự như của đế quốc Anh tại Ấn Độ, khi
xảy ra cuộc nổi dậy năm 1857 và 1858 của người Cipaye. Cuộc
xung đột này nảy sinh từ thất bại chính trị của đảng Tự do ở Anh,
những người muốn để mặc cho Ấn Độ giữ hình thức truyền thống
như vốn có, trước các nhà cải cách truyền giáo và thực dụng khi đó
muốn hiện đại hóa và Kitô hóa nó. Nhưng nỗ lực áp đặt lối sống văn
minh phương Tây này tại tiểu lục địa Ấn Độ đã phải chịu một thất bại
gây tiếng vang.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.