Delhi và Locknow cùng một số thành phố khác đã bị bao vây và
rơi vào tay quân nổi dạy, trước khi được chính quyền thuộc địa
chiếm lại bằng bạo lực. Tình trạng hỗn loạn này đã không đánh dấu
sự kết thúc của đế quốc Anh, và nó còn kéo dài được gần một thế
kỷ nữa, nhưng nó đã gây ra một sự chuyển hóa học thuyết đế quốc:
thay vì cố gắng áp đặt những giá trị của họ, người Anh sau đó đã
hài lòng với việc thúc đẩy xúc tiến thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ
thuật.
Hơn nữa, lịch sử cổ đại chất chứa đầy rẫy những ví dụ nói lên
rằng Hoa Kỳ sẽ hồi phục được cũng khá dễ dàng sau những cuộc
xung đột ở Afghanistan và Iraq. Người ta chủ yếu nghĩ tới cuộc viễn
chinh Sicily nổi tiếng do Thucydide thuật lại trong Quyển thứ sáu của
tác phẩm Lịch sử Chiến tranh Peloponnesse. 14 năm dài trôi qua kể
từ cuộc xâm nhập đầu tiên của Athens vào Sicily đến trận hải chiến
thảm khốc của Syracuse vào năm 413 TCN, trận hải chiến đã đánh
dấu sự kết thúc những tham vọng của Hy Lạp. Cùng một số năm
như thế đã chia cách những trận đánh đầu tiên tại Việt Nam và sự
rút lui của người Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ. Cuộc chiến tranh Sicily
đã chia rẽ hậu phương của Athens cũng hệt như chiến tranh Việt
Nam và chiến tranh Iraq đã chia rẽ dư luận tại chính Hoa Kỳ, và
người Athens đã cần phải có một khoảng thời gian để tạo dựng lại
lực lượng và lấy lại tinh thần của mình. Và thậm chí nếu như sự tan
vỡ gây nên bởi trận chiến Sicily đã không đặt dấu chấm hết cho nền
dân chủ Athens, cũng như đế chế hàng hải Hy Lạp, thì nó cũng đã
tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến Peloponnese mà Athens là bên
thua trận.
Edward Luttwak viết trong cuốn Chiến lược vĩ đại của đế quốc
Roma: Từ thế kỷ I đến thế kỷ III, xuất bản năm 1976, rằng qua