SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 463

lược lớn của Roma “phòng thủ theo chiều sâu”, bởi khi đó các dân
tộc vùng biên giới và những cư dân ở ven lề của đế chế kết lại thành
những liên minh chính thức đủ sức để thách thức Roma, và vì thế
nhà nước này phải phòng thủ ở mọi nơi, với việc triển khai quân
khẩn cấp liên miên. Đế chế khi đó không còn quân dự trữ đủ lớn,
như trong hệ thống thứ hai, để buộc các dân tộc đã thần phục tiếp
tục tuân thủ, và do đó họ đã mạnh mẽ lên.

Ví dụ này rất tiếc là gần gũi hơn đáng kể với tình hình hiện tại

của Hoa Kỳ. Cũng giống như việc sức mạnh của Roma đã từng
thành công trong việc giữ yên vùng biển ven bờ Địa Trung Hải, hải
quân và không quân Mỹ đang đảm bảo an ninh cho các vùng biển
và vùng trời quốc tế, dịch vụ được phần còn lại của thế giới coi là
đương nhiên. Nhưng trong thập kỷ vừa qua, quyền bá chủ của Hoa
Kỳ đã cho thấy những giới hạn của nó. Quân đội Hoa Kỳ đã cảm
thấy cần phải chiếm đóng một số vùng lãnh thổ để duy trì hòa bình
thế giới và đè bẹp những cuộc nổi loạn ở những nơi xa xôi của Trái
đất, giống như trong thời đại Diocletianus nói trên. Liệu quá trình này
có phải là không thể đảo ngược, hay chúng ta còn có thể đảo ngược
nó? Hoa Kỳ không có những quốc gia được che chở (còn gọi là
quốc gia khách hàng), nhưng Hoa Kỳ có những đồng minh cần
được đối xử nhẹ nhàng, để tránh việc họ quay lại chống Hoa Kỳ.
Trong tương lai Hoa Kỳ cần coi trọng ngoại giao hơn dùng sức
mạnh, nhưng cách chắc chắn nhất để đạt được mục tiêu này là tăng
cường quân đội, để tạo cho mình một dự trữ chiến lược tương tự
như hệ thống Julio-Claudian nói trên, và chỉ sử dụng nó với sự dè
sẻn nhất. Tuổi thọ của Roma cho thấy chiến lược này là hiệu quả
biết nhường nào. Sự suy yếu và sụp đổ của đế chế Roma chủ yếu
là do tính cứng rắn của nó khi đối mặt với sự xuất hiện của các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.