nhóm quốc gia mới ở phần phía bắc lãnh thổ, báo hiệu trước về
những quốc gia châu Âu hiện đại. Những nhóm mới này là đại diện
cho tương lai, còn Roma đã rõ là tất yếu suy tàn, nhưng có lẽ là
không quá sớm, và cũng không quá dữ dội.
Quyền lực của Roma không thể tiến triển thêm chủ yếu là do nó
đã bị phân rã từ bên trong, và chính vì bạo lực của bản thân nó mà
sau này Roma đã bị các bộ lạc man rợ cướp phá. Trái với những gì
người ta có thể tin, rằng có nhiều khả năng nhờ việc tạm thời từ bỏ
bá quyền của mình, mà một nhà nước hay đế chế có thể kéo dài vị
thế sức mạnh. Không có gì lành mạnh hơn đối với Hoa Kỳ là chuẩn
bị cho thế giới về sự rút lui vai trò của chính nó. Đây là cách Hoa Kỳ
dốc sức cho một mục đích, chứ không chỉ đơn thuần là để vui
hưởng sức mạnh cho lợi ích của riêng mình.
Hoa Kỳ phải tự lo liệu thế nào để thực hiện được một cuộc thoát
ra khỏi lịch sử theo cách vừa kéo dài vừa thanh thoát với tư cách
một quyền lực thống trị? Giống như Byzantine, có thể tránh những
cuộc can thiệp tốn kém, sử dụng ngoại giao để phá hoại ngầm kẻ
thù, khai thác những cơ sở tình báo cho mục đích chiến lược, và v.v
Hoa Kỳ cũng phải làm sao cho chắc chắn rằng mình không bị phá
hoại ngầm từ phía nam, như cách mà Roma xưa kia bị phá hoại từ
phía bắc - và điều này dẫn ta quay lại với những nhận xét của
Bacevich. Hoa Kỳ được bao bọc bởi đại dương cả ở phía đông và
phía tây, còn phía bắc giáp giới với Canada (trong đó diện tích thực
sự có người ở chỉ là một dải hẹp có mật độ cao chạy dọc theo biên
giới, một đường biên giới mặc dù vừa dài vừa nhân tạo, nhưng vẫn
tiếp tục tồn tại). Nhưng chính ở phía tây nam là nơi Hoa Kỳ dễ bị tổn
thương, là nơi những đường biên giới quốc gia nằm trong tình trạng
căng thẳng, và là nơi mà tính gắn bó về địa lý của đất nước bị thách