nghiên cứu hệ thống phòng thủ của đế chế này, chúng ta có thể
phân biệt ba giai đoạn chính trong sự thăng trầm của Roma. Đầu
tiên là hệ thống cộng hòa, hay là hệ thống Julio-Claudia, nơi những
quốc gia được che chở nằm vây quanh hạt nhân của đế chế kiểu
Italia đã từng rất ấn tượng bởi “tính tổng thể trong sức mạnh của
Roma về việc thi hành các lệnh của nó mà không cần phải dùng đến
những đạo quân chiếm đóng. Mặc dù quân đội của nó thời ấy là
hùng mạnh nhất, chính quyền Roma đã dựa nhiều vào ngoại giao
hơn là vũ lực. Quân lính do đó đều sẵn sàng cho mọi thể loại nhiệm
vụ. Tại đỉnh điểm của nó, chính quyền Roma được thiết lập dựa trên
sự thận trọng, và trên nguyên tắc tiết kiệm lực lượng. Nó có đủ sức
để can thiệp khi cần thiết, và điều đó đã buộc phần còn lại của vùng
Địa Trung Hải phải tôn trọng. Tình trạng này cũng tương tự như tình
trạng từng xuất hiện với Hoa Kỳ thời Ronald Reagan, khi bộ trưởng
quốc phòng Caspar Weinberger tăng cường ồ ạt sức mạnh quân đội
để tránh việc phải chiến đấu chống lại Liên Xô. Giai đoạn thứ hai
gắn với hệ thống Antonine kéo dài từ giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ
III. Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự “lãnh thổ hóa” của đế chế:
Roma đã bắt đầu cảm thấy sự cần thiết phải triển khai quân đội của
nó ngay cả trong các quốc gia được che chở, để đảm bảo có được
sự trung thành của họ. Nguyên tắc tiết kiệm lực lượng đã mất tác
dụng. Tuy nhiên, đế chế này vẫn thịnh vượng, và việc Roma hóa các
bộ lạc man rợ đã cho phép tăng cường phạm vi ảnh hưởng của nó.
Ngược lại, điều đó đã đem lại hệ quả gián tiếp là liên hiệp một số bộ
lạc man rợ, giống hệt như toàn cầu hóa, mà trong một nghĩa nào đó
thực ra là sự Mỹ hóa toàn thế giới và cho phép những kẻ thù của
Hoa Kỳ liên hiệp lực lượng với nhau, thách thức địa vị bá chủ của
Hoa Kỳ. Giai đoạn thứ ba diễn ra dưới thời Diocletianus, với chiến