những tác phẩm của Mackinder và Fairgrieve, không thể hiện điều gì
khác hơn là một sự hòa hoãn trong địa chính trị - hoặc ít ra là sự
mong muốn cho điều đó. Tuy nhiên, sự sụp đổ Bức tường Berlin đã
không thể - hay dường như không thể - kết thúc được Khoa học địa
chính trị, mà chỉ đơn thuần là chuyển nó vào một pha mới. Bạn
không thể rũ bỏ hay tống khứ những cuộc đấu tranh giữa các quốc
gia và các đế chế một cách giản đơn trên bản đồ.
Tôi sẽ tìm hiểu những công trình của Mackinder, đặc biệt là luận
điểm của ông về Heartland, một thời gian dài về sau. Trước hết cần
nói rằng luận điểm này được đưa ra từ hơn một trăm năm trước,
nhưng nó tỏ ra rất khớp với những động thái của Thế chiến I, Thế
chiến II và Chiến tranh Lạnh. Sau khi cái logic trần trụi nhất của
chúng bị bóc lộ, cả hai cuộc thế chiến đều là đáp án cho câu hỏi liệu
nước Đức có thể hay không thể thống trị Heartland nằm về phía
Đông của nó, còn cuộc Chiến tranh Lạnh lại chủ yếu hướng vào sự
thống trị của Liên Xô đối với Đông Âu, tức là phần rìa Tây Heartland
trong quan niệm của Mackinder. Nhân tiện nói thêm rằng, phần
Đông Âu mang màu sắc Soviet này cũng bao gồm cả Đông Đức -
phần nước Phổ trong lịch sử từng có thiên hướng hướng Đông theo
truyền thống và theo lãnh thổ - tức là hướng về Heartland; còn phần
Tây Đức thì nằm trong liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) với
truyền thống lịch sử Công giáo, mang bản sắc công nghiệp và
thương mại hướng về phía Biển Bắc và Đại Tây Dương. Một nhà
địa lý Mỹ nổi tiếng thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Saul B. Cohen, lập luận
rằng “dải đất phân chia ranh giới Đông Đức và Tây Đức… là một
trong những đường biên giới lâu đời nhất trong lịch sử,” bởi vì từ
thời Trung cổ nó đã phân cách những bộ lạc Frank và Slav. Nói cách
khác, có đôi chút gượng gạo trong việc phân định đường biên giữa