Đông Đức và Tây Đức. Tây Đức, theo Cohen, là một “sự phản ánh
nổi bật của châu Âu cận biển”, trong khi Đông Đức rõ ràng thuộc về
“lãnh địa quyền lực mang thiên hướng lục địa.” Cohen đã ủng hộ
một nước Đức bị chia cắt như là “tiếng nói của địa chính trị và sự
cần thiết về chiến lược”, bởi vì nó đã vật chất hóa sự đối đầu liên
miên giữa phần châu Âu cận biển với phần châu Âu Heartland.
Cũng chính Mackinder đã viết một cách tiên tri vào năm 1919 rằng
“tuyến đường xuyên qua Đức… chính là tuyến đường mà chúng ta
có căn cứ khác để chọn làm giới tuyến mang ý nghĩa chiến lược
giữa Heartland và châu Âu cận biển”. Như vậy, trong khi sự chia cắt
Berlin mang tính nhân tạo, thì việc chia cắt nước Đức lại ít nhân tạo
hơn.
Cohen gọi Trung Âu “là một biểu hiện đơn thuần địa lý thiếu nền
tảng địa chính trị”. Theo logic này, thì việc thống nhất nước Đức,
thay vì dẫn đến sự tái sinh Trung Âu, sẽ chỉ đơn giản dẫn đến một
cuộc chiến mới vì châu Âu và cũng là vì Heartland. Chọn con đường
nào, hay nói cách khác, nước Đức sẽ phải xoay xở thế nào: hướng
Đông, hướng nước Nga với những hậu quả to lớn nhãn tiền đối với
Ba Lan, Hungary và các nước khác từng là vệ tinh; hay hướng Tây,
hướng về phía Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, đồng nghĩa với việc
đem lại một chiến thắng cho Không gian cận biển? Chúng ta vẫn
chưa biết được câu trả lời cho điều này, bởi vì thời kỳ Hậu Chiến
tranh Lạnh đang còn ở những bước đi mò mẫm ban đầu. Cohen và
những người khác có thể đã không biết trước một cách chính xác
bản chất “dường như phi quân sự hóa” nước Đức tái thống nhất
ngày nay, với sự “ác cảm của nó đối với những giải pháp quân sự”
hiện hữu ở một tầm văn hóa sâu sắc, một cái gì đó mà trong tương
lai có thể giúp ổn định hoặc làm mất ổn định châu lục này, tùy thuộc