SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 66

tấm gương này nếu đứng tách riêng đều có thể là nguy hiểm. Chỉ
khi ta gán cho chúng một tầm quan trọng tương đương, mới có cơ
hội cho một chủ trương đúng đắn xuất hiện. Đối với những nhà
hoạch định chính sách khôn ngoan, khi đã ý thức được những hạn
chế của dân tộc mình, thì tài nghệ quản lý nhà nước là ở chỗ hành
động sao cho càng sát với đường biên càng tốt, mà không bước
qua bờ vực.

Nói cách khác, chủ nghĩa hiện thực chân chính là một nghệ thuật

hơn là một khoa học, trong đó tính khí của vị chính khách giữ vai trò
không kém so với trí tuệ của ông ta. Trong khi cội nguồn của chủ
nghĩa hiện thực đã có từ 2.400 năm trước, gắn với sự hiểu biết sâu
sắc và không ảo tưởng của Thucydides về hành vi con người trong
cuốn sách Lịch sử Chiến tranh Peloponnese [^Cuốn sách Lịch sử
Chiến tranh Peloponnese
đã được Công ty Sách Omega Việt Nam
xuất bản vào tháng 3 năm 2017. (BT)], chủ nghĩa hiện thực hiện đại
có lẽ đã được Hans J. Morgenthau tổng kết toàn diện nhất vào năm
1948 trong cuốn Chính trị giữa các quốc gia: Cuộc đấu tranh vì
quyền lực và hòa bình
. Cho phép tôi dừng lại một chút với cuốn
sách này − công trình thể hiện sự nỗ lực của một người tị nạn Đức
từng dạy Đại học Chicago − để chuẩn bị cho việc thảo luận rộng
hơn của tôi về địa lý: bởi vì chủ nghĩa hiện thực là điều then chốt
giúp ta đánh giá đúng về bản đồ cùng những thông tin mà ta có thể
rút ra từ việc nghiên cứu chúng.

Morgenthau bắt đầu lập luận của mình bằng sự ghi nhận rằng

thế giới “là sản phẩm chung của các lực lượng gắn liền với bản chất
con người.” Và, bản chất con người, như Thucydides đã nêu, có
động cơ thúc đẩy là sự sợ hãi (phobos), lợi ích riêng (kerdos), và
danh dự (doxa). “Để cải thiện thế giới”, Morgenthau viết, “người ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.