SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 68

của công chúng,” Morgenthau viết, “không thể không gây ảnh hưởng
xấu đến tính hợp lý của bản thân chính sách đối ngoại.” Đơn giản là,
dân chủ và đạo lý là những thứ không đồng nghĩa với nhau. Tất cả
các quốc gia đều bị cám dỗ − tuy cũng có một số ít từ lâu từng cố
gắng để chống lại sự cám dỗ ấy – tìm cách che đậy những hành
động và khát vọng riêng của mình trong những chủ định đạo đức
của thế giới. “Việc biết rằng các quốc gia phải tuân theo luật luân lý”,
ông viết tiếp, “là một chuyện, còn nếu giả bộ như biết chắc chắn cái
gì là tốt và cái gì là xấu trong quan hệ giữa các quốc gia lại chuyện
hoàn toàn khác.”

Hơn nữa, các nhà nước phải hoạt động trong một thế giới đạo

đức bị hạn chế hơn nhiều so với không gian hoạt động của các cá
nhân. “Cá nhân,” Morgenthau viết, “có thể tự nói với mình… ‘Hãy để
cho công lý được thực thi, ngay cả khi thế giới bị lụi tàn’, nhưng nhà
nước thì không có quyền nói như vậy nhân danh những người dưới
quyền bảo trợ của mình.” Một cá nhân chỉ có trách nhiệm đối với
những người thân yêu của mình, những người sẽ tha thứ cho
những sai lầm của anh ta, miễn là anh ta có ý tốt. Nhưng một nhà
nước thì phải bảo vệ sinh kế của hàng triệu con người không quen
biết bên trong biên giới của nó, những người mà trong trường hợp
có một chính sách thất bại sẽ không thông cảm được như vậy. Do
đó, nhà nước phải có nhiều mưu mẹo hơn so với các cá thể.

Bản chất con người, theo Thucydides, được xác lập trên cơ sở

của sự sợ hãi, của lợi ích riêng và mối bận tâm về dư luận từ phía
những người khác, khiến cho thế giới có tình trạng áp bức và xung
đột không ngừng. Bởi vì những người theo chủ nghĩa hiện thực như
Morgenthau thì chờ đợi sự xung đột và nhận ra rằng nó không thể
tránh được, nên họ ít có khả năng hơn so với những người duy tâm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.