SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 70

cảm thấy rằng không nhất thiết phải có sự kết nối giữa dân chủ và
đạo đức? Và, hãy nhớ, Morgenthau là người phản đối Chiến tranh
Việt Nam trên cơ sở cả đạo đức lẫn lợi ích quốc gia, là người theo
chủ nghĩa hiện thực mà với ông tất cả chúng ta có thể cảm thấy
thoải mái nhất. Là một trí thức dành cả cuộc đời mình cho việc giảng
dạy đại học, ông không bao giờ khát khao quyền lực và vị thế mà
những người theo chủ nghĩa hiện thực khác như Kissinger và
Scowcroft đã thể hiện. Hơn nữa, văn phong dè dặt, hầu như bằng
lặng của ông làm thiếu đi sự bực dọc của một Kissinger hay một
Samuel Huntington. Nhưng sự thật vẫn ở chỗ là, mọi dạng chủ
nghĩa hiện thực, kể cả trường hợp Morgenthau, đều khiến ta không
thoải mái. Những người theo chủ nghĩa hiện thực hiểu rằng quan hệ
quốc tế được điều hành bởi một trật tự buồn hơn và hạn chế hơn so
với thực tế điều hành những quan hệ trong nước. Bởi lẽ trong khi
nội vụ nhà nước chúng ta được quy định bởi luật pháp, nơi một
chính phủ hợp pháp có độc quyền sử dụng vũ lực, thì thế giới với tư
cách một tổng thể lại nằm ở trạng thái của tự nhiên, trong đó không
có thủy quái Leviathan nào (như trong truyện của Hobbes) để trừng
phạt những sai trái, bất công. Thật vậy, ngay dưới lớp vỏ bề ngoài
văn minh đã là những lực lượng đen tối của lòng đam mê của con
người, và do vậy câu hỏi chủ yếu trong công việc đối ngoại đối với
những người theo chủ nghĩa hiện thực là: Ai có đủ sức để làm được
gì, và cho ai?

Ashley Tellis, tổng thư ký Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế ở

Washington, có lần đã nói với tôi: “Truyền thống Mỹ xa lạ với chủ
nghĩa hiện thực.” Điều đó là phi luân lý một cách cố ý, tập trung vào
những lợi ích nhiều hơn là các giá trị trong một thế giới đã bị mất
phẩm giá. Nhưng chủ nghĩa hiện thực không bao giờ chết, vì nó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.