SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 72

cho thấy, nói theo ngôn từ của nhà địa lý học quá cố người Anh
John Brian Harley, bản đồ có thể trở thành một công cụ lợi hại biết
chừng nào trong mưu đồ thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Phép
chiếu hình Mercator có khuynh hướng thể hiện châu Âu lớn hơn
chính nó trên thực tế. Việc tô màu rất đậm cho các nước khác nhau
trên bản đồ này hàm ý một sự quản lý thống nhất đối với những
vùng liên quan, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng vậy. Bản đồ
là thứ mang tính vật chất, và do vậy trung tính về mặt đạo đức. Về
mặt lịch sử, chúng thuộc về một nền giáo dục Phổ nhiều hơn so với
một nền giáo dục Anh. Bản đồ, nói cách khác, có thể là những công
cụ nguy hiểm, tuy nhiên chúng lại rất quan trọng để hiểu được sự
vận hành nền chính trị thế giới. Morgenthau viết: “Kim tự tháp cơ
cấu quyền lực quốc gia, để có thể cơi lên được, cần có những nền
móng địa lý ổn định tương đối”. Bởi vì, từ gốc rễ, chủ nghĩa hiện
thực là để nói ra những chân lý không úp mở nhất, gây khó chịu
nhất, và mang tính Quyết định luận nhất: tức là những Chân lý Địa
lý.

Bối cảnh địa lý là phông nền cho chính lịch sử nhân loại. Bất

chấp những biến dạng do chiếu hình bản đồ, nó có thể là yếu tố tiết
lộ những ý định dài hạn của một nhà nước, giống như nếu ta biết
được khi có mặt tại một trong những cuộc họp bí mật của nó. Vị trí
một quốc gia trên bản đồ là điều đầu tiên quyết định nó, thậm chí
còn hơn cả triết lý dùng để quản lý nó. Một tờ bản đồ, Halford
Mackinder giải thích, truyền đạt “chỉ trong nháy mắt cả một loạt
những điều khái quát hóa.”

Địa lý, ông nói tiếp, là cây cầu bắc qua khoảng trống giữa nghệ

thuật và khoa học, kết nối các nghiên cứu lịch sử và văn hóa với
những yếu tố môi trường mà chuyên gia trong các khoa học nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.