SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 74

chủ nghĩa can thiệp nhân đạo, điều đã đánh dấu sự kết thúc của chu
kỳ thứ nhất.

Như thế là chúng ta đã bị đưa trở lại với những điều kiện tồn tại

đang ngày càng kém cỏi của con người, nơi thay vì sự cải thiện
không ngừng của thế giới như trước đó chúng ta từng hình dung,
chúng ta đã phải chấp nhận cuộc đấu tranh tiếp theo cho sự sống
còn, và gắn với nó là những sự hạn chế gay gắt mà điều kiện địa lý
chất nặng lên vai chúng ta ở những nơi như Lưỡng Hà và
Afghanistan.

Nhưng ngay bên trong sự chấp nhận buồn bã này còn có cả

niềm hy vọng: bởi vì khi trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc đọc
hiểu bản đồ, với sự trợ giúp của những công nghệ mới, như sự kiện
Mùa xuân Arab đã chứng thực, chúng ta có thể vượt ra khỏi một số
giới hạn mà các bản đồ áp đặt. Đó chính là mục đích nghiên cứu
của tôi: để có một sự đánh giá các bản đồ khả dĩ giúp ta thoát khỏi
những gò bó mà ta luôn luôn bị nó giới hạn. Bởi vì không chỉ tính
hẹp hòi là thứ dẫn tới chủ nghĩa biệt lập, mà sự ngạo mạn cũng gây
ra phản ứng mạnh theo chủ nghĩa biệt lập.

Nhưng điều đầu tiên chúng ta cần nhận thức được đó là vai trò

trung tâm của bộ môn Địa lý học. “Thiên nhiên áp đặt; con người
sắp đặt”, nhà địa lý người Anh W. Gordon East đã viết. Chắc chắn là
mọi hành động của con người đều bị hạn chế bởi những thông số
vật lý mà hoàn cảnh địa lý áp đặt. Nhưng những đường biên này lại
vô cùng uyển chuyển, do đó các hành động của con người vẫn có
thừa không gian để triển khai. Các dân tộc Arab cũng có khả năng
thực hành dân chủ giống như những dân tộc khác, dẫu rằng sự
phân bố không gian của các bộ tộc Libya và của các dãy núi ở
Yemen vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.