SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 82

hầu như là điên rồ nếu triển khai lực lượng mặt đất tại những địa
điểm xa xôi. Tuy nhiên, một số cuộc chiến tranh và chiến dịch cứu
hộ lại có thể được kết thúc nhanh chóng bằng “đột kích” không vận
(như cuộc tấn công của Israel vào sân bay Entebbe ở Uganda năm
1976 để giải cứu hành khách trên chiếc máy bay bị không tặc), ngay
cả trong những chiến dịch mà địa hình có ý nghĩa quan trọng.

Địa hình mặt đất quyết định nhịp độ và phương pháp chiến đấu.

Cuộc Chiến tranh Falkland năm 1982 diễn ra chầm chậm là do môi
trường biển, trong khi những sa mạc bằng phẳng của Kuwait và Iraq
trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 đã làm tăng hiệu quả của
không lực, nhưng việc nắm giữ những vùng đất trải dài liên tục, rộng
lớn và đông dân cư của Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ Hai
lại cho thấy những giới hạn của sức mạnh không lực và do đó lại
biến lực lượng Mỹ thành nạn nhân của hoàn cảnh địa lý: máy bay có
thể bắn phá, nhưng không thể vận chuyển hàng hóa với số lượng
lớn, cũng không thực hiện được việc kiểm soát trên mặt đất. Hơn
nữa, trong nhiều trường hợp khác, máy bay đòi hỏi phải có căn cứ
đủ gần. Ngay cả trong thời đại tên lửa đạn đạo liên lục địa và bom
hạt nhân, hoàn cảnh địa lý vẫn có ý nghĩa quan trọng. Như
Morgenthau đã nhận xét, những quốc gia có kích thước nhỏ và
trung bình như Israel, Anh, Pháp, và Iran không thể chịu được cùng
một mức trừng phạt như các nước có kích thước cỡ đại lục, ví dụ
như Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc, vì vậy họ không có độ tin cậy đủ
thuyết phục trong những đe dọa hạt nhân của mình. Điều này có
nghĩa rằng một nước nhỏ nằm giữa những kẻ thù, như Israel, buộc
phải cư xử một cách đặc biệt thụ động, hoặc đặc biệt hung hăng, để
tồn tại. Đó trước hết là một vấn đề địa lý.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.