người tiền bối để giữ lại trong cùng một nhà nước, vốn không có
những đường biên giới tự nhiên, những tộc người đang sôi sục với
ý thức sắc tộc và giáo phái luôn ở ranh giới sự bùng nổ, như người
Kurd, người Arab Sunni và Shia.
Tôi nhận ra rằng điều quan trọng là không nên đi quá xa theo
hướng của lập luận này. Chắc chắn địa hình núi non ở phía nam
phân cách Kurdistan với phần còn lại của Iraq, và sự chia sẻ miền
đồng bằng Lưỡng Hà giữa người Sunni ở trung tâm và người Shia ở
phía nam đã từng giữ vai trò quyết định hơn đối với diễn biến của
các sự kiện so với những khao khát về một nền dân chủ. Nhưng
không ai có thể biết trước tương lai, và một Iraq ổn định và dân chủ
một cách hợp lý chắc chắn cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí
không thể hình dung được. Trong suốt nhiều thế kỷ, chính những
dãy núi ở Balkan đã giữ vai trò đường biên giới giữa đế quốc
Ottoman và đế quốc Áo-Hung. Từng là nơi diễn ra sự chia rẽ sắc tộc
và tôn giáo ác liệt, chúng đã được những cuộc can thiệp nhân đạo
của chúng ta làm cho hòa dịu vào những năm 1990. Khi nói đến “địa
lý”, tôi không có ý nói về một lực lượng không thể làm dịu được, một
lực lượng mà loài người phải bất lực khi đối diện với nó. Tôi chỉ đơn
giản mong muốn chúng ta chấp nhận một cách khiêm tốn chút phần
mà nó thuận cho mỗi người trong chúng ta, theo cách mà chúng ta
có thể hãm phanh bớt sự sốt sắng đôi khi quá mức của chúng ta về
mặt chính sách đối ngoại, chính thứ nhiệt tình mà bản thân tôi cũng
đã có thời thể hiện.
Chúng ta càng có thể kiềm chế sự sốt sắng này nhiều hơn, thì
những cuộc can thiệp trong đó có sự tham gia của chúng ta sẽ càng
thành công hơn, và khi những cuộc can thiệp này càng thành công
hơn, thì độ trễ thời gian trong tòa án công luận mà các nhà hoạch