định chính sách của chúng ta sẽ có được càng dài hơn, để hành
động tương tự trong tương lai.
Tôi ý thức được rằng mình đang đứng trên mảnh đất nguy hiểm
trong việc đưa địa lý lên bệ. Do vậy, trong khuôn khổ của nghiên cứu
này, tôi sẽ cố gắng luôn tâm niệm lời cảnh báo của Isaiah Berlin từ
bài giảng nổi tiếng của ông trình bày năm 1953 và xuất bản vào năm
sau đó với nhan đề “Tính không thể tránh được của Lịch sử”, trong
đó ông đã lên án sự hèn nhát của những người mà lòng tin phi đạo
đức của họ khẳng định rằng “những sức mạnh to lớn phi nhân
xưng”, như địa lý, môi trường, và những đặc điểm dân tộc cá biệt
quyết định cuộc sống của chúng ta và chiều hướng chính trị thế giới.
Berlin chỉ trích Arnold Toynbee và Edward Gibbon vì họ nhìn nhận
các “dân tộc” và các “nền văn minh” như những số liệu “cụ thể hơn”
so với những cá thể là hiện thân của chúng, và vì họ gán cho những
khái niệm trừu tượng như “truyền thống” hoặc “lịch sử” nhiều tính
“khôn ngoan hơn chúng ta.” Theo Isaiah Berlin, cá thể và trách
nhiệm đạo đức của nó là tối thượng, và vì thế, anh ta hoặc chị ta
không thể trút bỏ hoàn toàn hoặc một phần lớn trách nhiệm về
những hành động − hoặc số phận – của mình cho môi trường hoặc
cho văn hóa. Những động cơ hành động của con người có ý nghĩa
rất quan trọng đối với lịch sử; chúng không phải là những ảo tưởng
được giải thích xa xôi bằng cách viện dẫn đến những lực lượng to
lớn hơn. Bản đồ là một điểm khởi đầu, chứ không phải là một sự kết
thúc trong việc giải thích quá khứ và hiện tại.
Tất nhiên, địa lý, lịch sử và những đặc điểm sắc tộc có ảnh
hưởng đến các sự kiện trong tương lai, nhưng không hoàn toàn
quyết định chúng. Tuy nhiên, những khó khăn hiện tại trong chính
sách đối ngoại không thể được giải quyết và những lựa chọn khôn