ngẫu nhiên, mà là từ sự kết hợp cả ba.” Những người theo chủ
nghĩa quốc tế cánh tả mà phần đông từng ủng hộ sự can thiệp ở
Balkan, nhưng phản đối nó ở Iraq, đã thể hiện qua đó một sự tinh tế
tinh thần. Họ từng biết qua trực cảm, tuy còn mơ hồ, một sự khác
biệt rõ ràng và căn bản về hoàn cảnh địa lý: trong khi Nam Tư cũ
nằm ở phần cực tây, tiến bộ nhất của cựu đế quốc Ottoman, tiếp
giáp với Trung Âu; thì Lưỡng Hà nằm ở đoạn cực đông và hỗn loạn
nhất của nó. Và do thực tế này đã ảnh hưởng đến sự phát triển
chính trị tới tận ngày nay, nên một cuộc can thiệp vào Iraq sẽ đương
nhiên phải khác với cuộc can thiệp vào Balkan.
Vậy, những gì có thể là thứ mà số phận khiêm tốn này, bàn tay
vô hình này, dành sẵn cho chúng ta trong những năm tới? Chúng ta
có thể học được từ bản đồ điều gì để cảnh báo sớm cho mình
những hiểm nguy có thể tới? Chúng ta sẽ điểm lại một số trong
những tác động của địa lý tới mẫu hình lớn của lịch sử thế giới qua
con mắt của một số học giả lớn của thế kỷ XX, rồi sau đó xem xét
một cách chuyên biệt đối với địa lý và sự can thiệp của con người
qua con mắt của một vĩ nhân thời cổ đại. Điều đó sẽ chuẩn bị cho
chúng ta điều kiện để kiểm nghiệm những lý thuyết địa chính trị đã
được thời gian thử thách nhất và khêu gợi nhất kể từ kỷ nguyên
hiện đại, và xem chúng đang đưa chúng ta tới đâu qua việc mô tả
thế giới tương lai.