thiết, trước hết là trong một thời đại như thời của chúng ta với tổng
thể kiến thức khổng lồ của nó, chúng ta cần khai thác thật tốt những
gì hai nhà tư tưởng này thể hiện, mà theo họ, lập luận theo những
tiêu chí địa lý đó trước hết là đưa ra những phương tiện để bao quát
được chính sự phong phú và sự đa dạng của thực tại.
Sinh ra ở British Columbia, William Hardy McNeill xuất bản vào
năm 1963, ở giữa tuổi 40 của mình, Sự nổi lên của miền Tây: Một
lịch sử của cộng đồng người, một cuốn sách dày hơn 800 trang. Chủ
đề bao trùm là nhằm tranh luận với quan điểm của nhà sử học
người Anh Arnold Toynbee và nhà sử học người Đức Oswald
Spengler, rằng những nền văn minh riêng biệt theo đuổi vận mệnh
của mình một cách độc lập. Thay vào đó, McNeill lập luận các nền
văn hóa và văn minh liên tục tương tác, và sự tương tác này đã tạo
ra một loạt những sự kiện cốt lõi của lịch sử thế giới. Chính vì vậy,
công trình của ông nghiên cứu trước hết về sự di trú của các dân
tộc. Để làm ví dụ: giữa những năm 4500 và 4000 TCN, những cư
dân nông nghiệp vùng Danube đã bắt đầu lên đường di chuyển lên
phía bắc, theo hướng tới miền Trung và Tây Âu. Trong khi đó, một
cuộc di chuyển từ phía nam của những người chăn nuôi tiên phong
và nông dân đã vượt qua Bắc Phi đến eo biển Gibraltar, mà không
biết rằng sẽ “gặp gỡ và hòa nhập với dòng người nông dân trồng
trọt đến từ Danube.” Nhưng những cộng đồng cư dân săn bắn-hái
lượm cũ của châu Âu đã không bị tan rã, McNeill viết; thay vào đó,
đã có sự pha trộn hay là sự hấp thụ của các cộng đồng dân cư và
văn hóa. Như vậy là phần lõi của cuốn sách bắt đầu.
Cả hai luồng di trú dân cư này ở phía bắc và phía nam Địa Trung
Hải đều bắt nguồn từ vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu (Fertile Crescent) và
Anatolia, nơi sự bất ổn định chính trị phần lớn có nguyên nhân từ