SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 90

địa lý. “Trong khi Ai Cập nằm trùng hướng và không gây rắc rối cho
những đường di chuyển của con người, thì Iraq ngay từ những thời
khắc rất sớm đã là một xứ biên giới, nằm chặn ngang và rất không
thân thiện với nhiều con đường di cư”, nhà văn du khảo người Anh
cận đại Freya Stark đã viết như vậy. Thật vậy, như McNeill cho biết,
“Lưỡng Hà cắt ngang qua một trong những tuyến đường di cư đẫm
máu nhất trong lịch sử”. Ngay sau khi các thành phố vùng đồng
bằng được phát triển và trở nên thịnh vượng, “như là sản phẩm của
cảnh quan dốc thoải ở vùng hạ lưu của thung lũng Tigris và
Euphrates, những dòng chảy cung cấp nước tưới cho cả vùng rộng
lớn”, chúng đã “trở thành đối tượng cướp bóc cho các cư dân man
rợ trên xứ sở bao quanh.” Hơn nữa, khi hầu hết những vùng đất có
thể tưới tiêu của Lưỡng Hà đã được trồng trọt, và khi những cánh
đồng của một cộng đồng đã tiếp xúc với đồng ruộng của cộng đồng
khác, chiến tranh sẽ phát sinh liên miên, vì không có một cơ quan
trung ương để giải quyết những tranh chấp biên giới, hoặc để phân
bổ nguồn nước trong thời gian thiếu hụt. Giữa cảnh nửa hỗn loạn
này, những kẻ chinh phục, như Sargon (2400 TCN) đã xâm nhập
vào Lưỡng Hà từ các khu ven rìa vùng đất đã canh tác. Mặc dù có
thể thiết lập một quyền lực tập trung, McNeill cho chúng ta biết,
nhưng các chiến binh đang thắng cuộc đã không làm gì, và sau một
vài thế hệ, đã từ bỏ cuộc sống binh nghiệp để chuyển sang “cách
sống nhẹ nhàng hơn và sang trọng hơn” của thị thành. Và như vậy,
lịch sử bắt đầu lặp lại chính mình khi có sự xuất hiện của những kẻ
chinh phục mới.

Tất cả những điều này đã gợi nhớ đến hình mẫu được mô tả bởi

nhà sử học và địa lý học Tunisia thế kỷ XIV Ibn Khaldun, người đã
lưu ý rằng trong khi đời sống xa hoa củng cố nhà nước, lúc đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.