vấn đề nghiêm trọng đối với nhà vua Ai Cập”. Thực vậy, nhờ hoàn
cảnh thuận lợi của Ai Cập đối với các tuyến đường di trú so với
Lưỡng Hà, việc thâm nhập của người Libya từ phía tây Á và từ phía
đông chỉ là vấn đề tương đối nhỏ. Ai Cập đã được bảo vệ từ phía
nam, nơi không có gì ngoài những sa mạc hoang vu hai bên bờ
sông; còn ở phía bắc là Địa Trung Hải. Rất có thể là trong suốt 4.000
năm, người Ai Cập “không bao giờ nhìn thấy một đạo quân xâm
lược nào ở vùng đất trung tâm của họ.” Sông Nile, hơn nữa, lại cho
phép giao thông thủy dễ dàng, với dòng chảy của sông đưa thuyền
lên phía Bắc, trong khi gió ở đây thường thổi từ bắc xuống nam, đẩy
thuyền xuôi hướng nam với sự trợ giúp của cánh buồm. Như vậy là
nền văn minh đã có thể đón bình minh ở Ai Cập. “Ngược lại,”
McNeill viết, “những người cai trị đất Lưỡng Hà có thể tận dụng
công cụ tự nhiên không được làm sẵn để củng cố quyền lực tập
trung của họ, nhưng đã phải phát triển một cách từ từ và đau đớn
luật pháp ngột ngạt và nền hành chính quan liêu như là vật thay thế
cho sự khớp nối tự nhiên mà địa lý đã dành cho Ai Cập.” Nạn quan
liêu độc đoán của xứ Lưỡng Hà tiếp theo còn phải quản lý nhịp điệu
của nước lũ gây ngập lụt thất thường của Tigris và Euphrates,
không giống như sông Nile, và điều đó làm phức tạp thêm nữa việc
tổ chức hệ thống thủy lợi. Thậm chí ngày nay, cả Ai Cập lẫn Iraq đã
buộc phải duy trì chế độ độc tài trong thời gian dài, nhưng với thực
tế là Iraq đã trở nên tồi tệ hơn nhiều, và điều đó có thể giúp ta phần
nào nghĩ đến lời giải thích của lịch sử thời cổ đại và hoàn cảnh địa lý
đã nhào nặn nên nó.
Phía ngoài ranh giới của Trung Đông là những gì mà McNeill gọi
là những nền văn minh “ngoại vi” - của Ấn Độ, của Hy Lạp, và của
Trung Quốc, “trên dải ven rìa của thế giới đã văn minh hóa trong thời