cổ đại”, trong số đó, hai trường hợp đầu đã tiếp nhận được phần lớn
sức sống của mình từ những nền văn hóa của sông Ấn và Minoan
Crete. Nhưng cả ba đều đã thu được gì đó từ sự tương tác của họ
với những kẻ xâm lược man rợ, ngay cả khi họ được bảo vệ một
phần khỏi kẻ xâm lược nhờ vị trí địa lý của mình. Đối với Hy Lạp và
Ấn Độ nhờ đều có núi non phía bắc, cả hai đã được che chở “một
cách hiệu quả khỏi tác động trực tiếp của kỵ binh thảo nguyên.”
Trung Quốc thậm chí còn bị cô lập nhiều hơn, bởi những sa mạc
khắc nghiệt, những đỉnh núi cao, và khoảng cách quá xa giữa thung
lũng Hoàng Hà, nơi khởi nguyên của nền văn minh Trung Quốc, với
Trung Đông và vùng trung tâm Ấn Độ. Kết quả là đã có ba nền văn
minh hoàn toàn độc đáo, đặc biệt là của người Trung Quốc, và cả ba
đã có khả năng phát triển một cách riêng rẽ, khác với tính đồng nhất
ngày càng tăng về văn hóa của vùng Đại sa mạc Trung Đông, trải
rộng từ Bắc Phi tới Turkestan.
McNeill giải thích rằng trong suốt thời cổ đại, sự dao động
thường xuyên của các đường biên giới giữa Hy Lạp, Trung Đông và
các nền văn minh Ấn Độ đã tạo ra sự cân bằng văn hóa tinh tế tại
lục địa Á-Âu, nhưng rồi sau đó, trong nhiều thế kỷ thời Trung cổ, sẽ
bị xóa đi do sự tràn ngập những cư dân thảo nguyên đến từ phương
bắc, đặc biệt là người Mông Cổ? Chính là qua người Mông Cổ mà
Con đường Tơ lụa đã phát triển thịnh vượng, đặc biệt là trong các
thế kỷ XIII-XIV, đem lại sự tiếp xúc sơ bộ giữa các nền văn minh Âu-
Á từ Thái Bình Dương và nền văn minh Địa Trung Hải. Tuy nhiên,
Trung Quốc đã tạo ra phạm vi ảnh hưởng riêng của mình, bao gồm
Tây Tạng, Mông Cổ, Nhật Bản, Triều Tiên, mà về mặt địa lý có thể
so sánh với những nền văn minh xa hơn về phía tây, và tất cả đều
hướng những cái nhìn chăm chú về phía Vương quốc Trung tâm