SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 94

(Trung Quốc) để tự rèn cho mình nền văn minh riêng với những mức
biến thể khác nhau. Nhưng những hạn chế khắc nghiệt của môi
trường sa mạc trên cao đã “khiến cho nền văn minh ở Tây Tạng và
Mông Cổ chỉ có thể phát triển ở mức sơ khai”, McNeill viết. Mặt
khác, những người theo đạo Lama Tây Tạng [Đạo Phật Tây Tạng]
“luôn luôn tin rằng đức tin của họ có nguồn gốc từ Đạo Phật Ấn Độ”,
tức là trên thực tế họ chống lại sự Trung Hoa hóa bằng cách viện
dẫn tới những truyền thống của nền văn minh cạnh tranh ngay bên
cạnh.

Lịch sử, theo McNeill, trước hết là câu chuyện của những thay

đổi liên tục: bất chấp những sự ổn định của các sự vật được sắp đặt
cẩn thận nhờ địa lý, chúng ta vẫn luôn luôn ở trong trạng thái của
những chuyển hóa nhỏ, trong đó những trao đổi giữa các nền văn
hóa, thường là khó nắm bắt, giữ một vai trò căn bản.

Mặc dù phản đối lý thuyết của Spengler, Toynbee, và biểu hiện

của nó mới đây trong lý thuyết về “Sự va chạm giữa các nền văn
minh” của Giáo sư Samuel Huntington, Đại học Harvard, bằng việc
nhấn mạnh sự tương tác của các nền văn minh, chứ không phải là
tính chất riêng rẽ của chúng, tác phẩm Sự nổi lên của miền Tây của
McNeill, dẫu sao, vẫn không đoạn tuyệt hoàn toàn với ý tưởng theo
đó mỗi nền văn minh đều là đơn nhất: mặc dù có sự tương tác giữa
chúng, nhưng mỗi thành viên của những tập hợp văn hóa lớn đều
đã phát triển những đặc điểm riêng nhờ phần nhiều vào hoàn cảnh
địa lý của mình.

Lịch sử đã được dệt nên chính là theo cách đó. McNeill mô tả

quá trình này bằng phép ẩn dụ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.