Các nền văn minh có thể được so sánh với những dãy núi
đang nâng lên qua các nguyên đại địa chất, nhưng tất yếu sau
cùng sẽ bị hạ thấp từ từ xuống mực cao tương ứng của không
gian vây quanh bởi các tác nhân xâm thực, bào mòn. Cũng vậy,
nhưng với khoảng thời gian của lịch sử loài người ngắn hơn
nhiều, các nền văn minh bị bào mòn xuống mức ngang bằng
với xung quanh khi tập hợp đặc biệt của những tình huống đã
sinh ra chúng dần biến mất, trong khi những dân tộc xung
quanh đã tự vươn lên đến một tầm cao văn hóa mới bằng cách
vay mượn hoặc phản ứng một cách khác với thành tựu văn
minh.
Sự xói mòn và vay mượn như vậy đã làm thui chột sự trong
sáng của tác giả người Đức đầu thế kỷ XX Oswald Spengler, người
viết về “những sự gắn bó sâu với đất”. Theo ông, đó chính là những
nhân tố xác định tốt nhất những Nền Văn hóa Cấp cao, cùng những
thực tiễn tế lễ và những giáo điều của chúng, những thứ chỉ tiến hóa
từ trong nội bộ. Chúng phải mãi “gắn chặt với nơi sinh ra của mình
[…], vì lẽ rằng bất cứ thứ gì tự nó đã ngắt mối kết nối với đất đều trở
nên khô cứng và héo úa.” Nền Văn hóa Cấp cao, ông tiếp tục, bắt
đầu ở “miền quê tiền đô thị” và lên đến đỉnh điểm với một “phần kết
thúc được vật chất hóa trong những thế giới-đô thị”. Đối với con
người lãng mạn đen tối (dark romantic) này, người mà có thể cùng
lúc vừa khoa trương, vừa lôi cuốn, vừa sâu sắc, và, nói một cách
thẳng thắn, đôi lúc không thể hiểu được trong bản dịch tiếng Anh, thì
chủ nghĩa Thế giới là cốt lõi của sự mất gốc, bởi vì không còn gắn
với đất nữa.
Điều đó đặt ra câu hỏi về sự thăng tiến và số phận cuối cùng của
một nền văn minh đô thị phương Tây, khi nó biến hóa hình dạng,