SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 97

phát triển thịnh vượng trong những thành thị nằm rải rác khắp nơi
của cộng đồng người Do Thái ở phương Tây, một câu chuyện 2.000
năm tuổi thể hiện sự cưỡng lại những mệnh lệnh của địa lý và cho
thấy những tư tưởng và những hành động của con người cũng quan
trọng như điều kiện địa lý tự nhiên?

Thế nhưng, cũng còn có câu chuyện của châu Âu, câu chuyện

đưa ta quay lại buổi bình minh của lịch sử loài người, trong đó rất
nhiều điều thể hiện tính thượng phong của hoàn cảnh địa lý. Như
McNeill nhấn mạnh, Tây Âu có những lợi thế địa lý rõ ràng và những
sự phát triển của nó về công nghệ trong thời đại được gọi là Tiền
Trung cổ [^Thời kỳ lịch sử châu Âu từ khi đế quốc Roma sụp đổ năm
476 cho đến năm 1.000, thời kỳ có ít sử liệu nhắc tới và đời sống
chưa được văn minh.] đã được đưa vào cuộc chơi: những đồng
bằng rộng và phì nhiêu, đường bờ biển có những nơi bị cắt sâu vào
tạo ra nhiều hải cảng tự nhiên, những con sông chảy theo hướng
bắc thích hợp cho tàu bè xuôi ngược, cắt qua những đồng bằng nói
trên, mở rộng tầm với của thương mại đến những vùng miền rộng
lớn hơn so với khu vực Địa Trung Hải, và một nguồn gỗ và kim loại
phong phú. Khí hậu châu Âu cũng khắc nghiệt, lạnh và ẩm ướt, và
như Arnold Toynbee, một người cũng không theo thuyết định mệnh
tuyệt đối, đã viết: “Sự dễ dàng là kẻ thù của nền văn minh… Sự dễ
dàng của môi trường càng lớn, thì các yếu kích thích để vươn tới
văn minh sẽ càng yếu hơn.” Và, như vậy, châu Âu phát triển là do
một hoàn cảnh địa lý gây khó khăn cho việc sinh sống ở đấy, nhưng
nó lại có nhiều điểm nút tự nhiên cho vận tải và thương mại, và có
khá nhiều bước tiến bộ đúng là đã được sinh ra từ những sự phản
ứng gan dạ và sự chịu đựng dũng cảm trước những môi trường tự
nhiên khó khăn. “Các nền văn minh, về nhiều mặt, là sản phẩm của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.