ngoan không thể được thực hiện mà không tính đến những nhân tố
Quyết định luận này – những nhân tố mà sự sụp đổ Bức tường
Berlin trước đó đã đẩy nó vào sự quên lãng của quá khứ. Việc quan
tâm đến những nhân tố này (hoàn cảnh địa lý, các yếu tố sắc tộc và
giáo phái) lẽ ra đã có thể giúp chúng ta một cách hiệu quả trong việc
chặn sớm bạo lực ở cả hai khu vực: Balkan, sau khi kết thúc Chiến
tranh Lạnh và Iraq, sau cuộc xâm lược của Mỹ năm 2003. Tuy
nhiên, thách thức về đạo đức của Berlin [^Nảy sinh từ vụ sụp đổ
Bức tường Berlin.] vẫn đứng vững, tới mức tạo khung cho những
cuộc tranh luận từng diễn ra trong tiến trình hai thập kỷ qua, về khi
nào và ở đâu không nên triển khai quân đội Mỹ ở nước ngoài.
Vậy phải làm gì? Chúng ta có thể chia tách thế nào sự khác biệt
giữa việc thừa nhận tầm quan trọng của hoàn cảnh địa lý trong sự
định hình lịch sử và mối nguy hiểm của việc nhấn mạnh quá mức
chính thực tế ấy? Tôi nghĩ là chúng ta có thể lấy bến đậu trong khái
niệm của Raymond Aron về một “đạo đức có tiết độ dựa trên một
‘chủ nghĩa định mệnh có tính xác suất’, một phần đầu của câu trả lời
có quan tâm đầy đủ đến những sự câu thúc của quá khứ.”
Ta thấy từ khóa ở đây là “có tính xác suất”, nghĩa là chủ nghĩa
Quyết định luận của chúng ta chỉ có thể là có tính xác suất, bởi vì
trong khi chúng ta tập trung vào địa lý, chúng ta gia nhập một Quyết
định luận không hoàn chỉnh hay là còn do dự, theo đó nó công nhận
có tồn tại những khác biệt rõ rệt giữa các nhóm người cùng chung
đặc tính và các lãnh thổ, nhưng không tự giới hạn ở một cách nhìn
đơn giản hóa quá mức và còn chấp nhận mọi khả năng có thể dự
kiến. Như sử gia người Anh Norman Davies đã bày tỏ: “Tôi đã đi
đến kết luận rằng quan hệ nhân quả không phải là được cấu thành
duy nhất bởi các nhân tố tiền định, cá nhân hay là bởi các yếu tố