SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 12

Mang tính thuần túy logic, luận cứ này áp dụng được cho tất cả các nhà tiên
tri khoa học thuộc mọi thể thức, bao gồm cả những “hội” các nhà tiên tri
đang trong mối tương giao. Và điều đó muốn nói lên rằng không một xã hội
nào có thể tiên đoán một cách khoa học những tri thức mà bản thân mình sẽ
có được trong tương lai.

Luận cứ của tôi ít nhiều mang tính hình thức, và do vậy có quyền bị nghi
ngờ là không mang một ý nghĩa thực tiễn nào, kể cả nếu về mặt logic nó
được hoàn toàn đảm bảo là có giá trị hiệu lực.

Tuy nhiên, tôi đã cố chỉ ra ý nghĩa của vấn đề trong hai công trình khảo
cứu. Ở công trình khảo cứu thứ hai, Xã hội mở và những kẻ thù của nó (The
open society and its enemies), tôi đã chọn ra vài sự kiện từ lịch sử của
thuyết sử luận nhằm minh họa cho ảnh hưởng dai dẳng và độc hại của nó
đến triết học xã hội và triết học chính trị, từ Heraclitus và Plato cho tới
Hegel và Marx. Trong công trình thứ nhất, Sự nghèo nàn của thuyết sử luận
(The poverty of historicism), được công bố lần đầu dưới dạng sách như thế
này, tôi đã cố chỉ ra ý nghĩa của thuyết sử luận với tính chất một cấu trúc trí
tuệ đầy quyến rũ. Tôi đã cố phân tích cái logic của thứ chủ thuyết ấy - một
thứ chủ thuyết nhiều khi rất tinh vi, rất hấp dẫn và rất xảo trá - và cũng đã
cố lập luận rằng nó đang mắc phải một thứ bệnh cố hữu, một thứ bệnh vô
phương cứu chữa.

Penn, Buckinghamshire,

Tháng Bảy 1957

Một số người tham gia biên tập cuốn sách này có ý băn khoăn về cái tên của
nó. Nhan đề như vậy chẳng qua là muốn ám chỉ cuốn Sự nghèo nàn của
triết học
(The poverty of philosophy) do Marx viết nhằm đáp lại cuốn Triết
học của sự nghèo nàn
(The philosophy of poverty) của Proudhon.

Penn, Buckinghamshire,

Tháng Bảy 1959

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.