tương lai để trắc nghiệm giả thuyết đó. Hai lập trường (a) và (b) không loại
trừ nhau.
Lập trường (a) đưa ta ngược trở lại với một ý niệm có từ thời tối cổ - ý niệm
cho rằng cái vòng đời sinh-ấu-nhi-thành-lão-tử không chỉ đúng với từng cá
thể của muôn thú và cây cỏ, mà còn đúng với các xã hội, với các chủng loài,
thậm chí với “cả thế gian”. Học thuyết cổ xưa này đã được Plato sử dụng để
lí giải sự suy tàn và sụp đổ của những thành bang Hi Lạp và của Đế chế Ba
Tư. (Plato mô tả chu kì của Năm Tuế Sai (The Great Year) trong tác phẩm
Chính trị (The Statesman), xuất phát từ giả định cho rằng chúng ta hiện
đang sống trong mùa suy của Năm Tuế Sai, Plato đã áp dụng học thuyết
này để giải thích quá trình tiến hóa của các thành bang Hi Lạp trong cuốn
Nền Cộng hòa (The Republic), và giải thích về Đế chế Ba Tư trong cuốn
Pháp luật (Laws))
Lí luận về vòng đời kiểu ấy còn thấy ở Machiavelli, Vico và Spengler, rồi
gần đây còn được cả Giáo sư Toynbee sử dụng trong cuốn sách gây nhiều
ấn tượng của ông có nhan đề Nghiên cứu Lịch sử (Study of History). Xét từ
góc độ của luận thuyết này thì lịch sử luôn lặp đi lặp lại, và những dịnh luật
về vòng đời của các nền văn minh, chẳng hạn, cũng có thể được nghiên cứu
giống cách ta dùng để nghiên cứu vòng đời của một số chủng loài động vật.
(Giáo sư Toynbee khăng khăng rằng phương pháp của ông là xuất phát từ
việc nghiên cứu trên cơ cở thường nghiệm vòng đời 21 mẫu chuẩn của các
chủng loài “nền văn minh” sinh học. Nhưng trong khi chấp nhận phương
pháp này, ông dường như không chịu chút tác động nào của việc muốn dựa
vào luận cứ của Fisher (được trích dẫn ở trên). Ít nhất, tôi không tìm thấy
một dấu hiệu nào như vậy trong những bài bình luận của ông về luận cứ
này, một luận cứ mà ông cố tránh xa, xem đó như sự biểu hiện cho “niềm
tin của thế giới phương Tây hiện đại vào sự toàn năng của cái ngẫu nhiên”
(xem A Study of History, tập V, trang 414). Tôi thì cho rằng cách đánh giá
như thế là không sòng phẳng đối với Fisher, người đã phát biểu tiếp theo
những dòng được trích dẫn ở trên như sau: “... Cái thực tế về những gì gọi
là tiến bộ đã được in đậm trong những chương hồi của lịch sử. Nhưng tiến