SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 135

thuyết mà chúng là bằng chứng. (Về bất cứ một lí thuyết nào người ta cũng
có thể nói rằng nó đúng với rất nhiều thực kiện: đó là một trong những lí do
giải thích vì sao một lí thuyết được cho là được chứng thực chỉ khi ta không
thể tìm được những thực kiện phủ bác nó, chứ không phải khi ta có thể tìm
được những thực kiện ủng hộ nó, xem mục 29 sau đây và cuốn “Logic phát
kiến khoa học” của tôi, nhất là Chương X. Một ví dụ minh họa cho thủ
pháp được mang ra phê phán ở đây, theo tôi nghĩ, là công trình nghiên cứu
có vẻ như thường nghiệm của Giáo sư Toynbee về chu kì sống của cái ông
gọi là “các chủng loài nền văn minh” (xem chú thích ngay trước). Dường
như ông đã quên mất một điều là, những gì được ông coi là các nền văn
minh phải là những thực thể phù hợp với niềm tin tiên nghiệm của ông vào
các chu kì sống. Chẳng hạn, Giáo sư Toynbee đã đối lập (sđd, tập I, các
trang từ 147 đến 149) các “nền văn minh” của ông với các “xã hội nguyên
thủy” nhằm xác lập học thuyết của ông cho rằng hai cái này không thể
cùng “chủng” mặc dù cùng “phái”. Nhưng cái cơ sở duy nhất của sự phân
loại này lại là một trực giác tiên nghiệm về tính chất tự nhiên của các nền
văn minh. Có thể thấy được điều này khi ông lí luận rằng hai cái là rõ ràng
khác hẳn nhau như lũ voi với lũ thỏ - một luận cứ mang tính trực giác rõ
ràng yếu kém nếu ta xét đến trường hợp một con chó giống St. Bernard và
một con chó giống Bắc Kinh. Nhưng toàn bộ câu hỏi (liệu hai cái đó có
cùng chủng loài hay không) là câu hỏi đặt sai, bởi vì nó được đặt ra dựa
trên cơ sở của phương pháp khoa học nhằm xem xét những xã hội như
những thực thể vật lí hoặc sinh học. Mặc dù phương pháp này thường
xuyên bị phê phán (xem, chẳng hạn, F. A. von Hayek, Economica, tập X, từ
trang 41) nhưng những ý kiến phê phán lại chưa bao giờ nhận được một sự
đáp lại thích đáng)

Quay sang bàn về lập trường (b), tức là bàn về niềm tin vào việc ta có thể
nhận ra được, và loại suy được, xu thế hoặc hướng đi của một quá trình tiến
hóa, ta có thể đưa ra nhận xét đầu tiên là, niềm tin này đã có ảnh hưởng và
đã được sử dụng để chứng minh cho một số giả thuyết chu kì đại diện cho
lập trường (a). Chẳng hạn như Giáo sư Toynbee đã phát biểu những quan
điểm đặc trưng cho lập trường (b) để bênh vực lập trường (a) như sau: “Các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.