SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 143

Vậy, ta đã thấy được rằng không thể có những định luật xác định sự nối tiếp
nhau của một dãy các sự kiện “mang tính động lực học” kiểu như vậy. (Để
biết về những gì gần gũi hơn cả với những định luật như vậy, xin xem mục
28, nhất là chú thích cuối cùng của mục này).
Mặt khác, rất có thể có những
xu thế mang đặc tính “động lực học” ấy; chẳng hạn như sự tăng dân số. Vậy
là ta có quyền nghi ngờ rằng khi nói tới những “định luật về sự nối tiếp
nhau”, Mill đã nghĩ về những xu thế kiểu ấy. Và điều nghi ngờ này lại được
chính Mill khẳng định khi ông mô tả định luật lịch sử của mình, ông xem
nó như một xu hướng. Bàn về thứ “định luật” này, Mill thể hiện “niềm
tin...” của mình “cho rằng xu hướng chung luôn tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại
bất chấp những ngoại lệ tạm thời và không thường xuyên, một xu hướng
tiến tới cái khả quan hơn - xu hướng tiến tới một trạng thái tốt đẹp và hạnh
phúc hơn
. Đó là... một định lí của khoa học” (tức là của khoa học xã hội).
Việc Mill cứ cố chấp xoáy vào câu hỏi liệu “những hiện tượng của xã hội
loài người” có quay vòng “trên một quỹ đạo” hoặc liệu chúng có chuyển
động tịnh tiến theo “một đường đạn đạo” hay không là điều có liên quan
mật thiết với sự nhầm lẫn cơ bản này giữa định luật và xu thế, cũng như với
cái ý tưởng chủ toàn cho rằng xã hội có thể “chuyển động” với tư cách một
toàn thể - cứ cho là giống như một hành tinh. (Xem Mill, phần đã trích dẫn,
Mill phân biệt hai nghĩa của từ “tiến bộ”; theo nghĩa rộng, nó đối lập với
sự biến đổi có tính chu kì nhưng không dẫn đến sự cải thiện; theo nghĩa
hẹp, nó bao hàm cả sự cải thiện. Mill cho rằng sự trường tồn của tiến bộ
hiểu theo nghĩa rộng là một vấn đề thuộc về phương pháp (tôi không hiểu
rõ chỗ này), còn hiểu theo nghĩa hẹp thì là một định lý của xã hội học)

Để tránh mọi sự hiểu lầm, xin được nói thẳng là tôi hoàn toàn tin rằng cả
Comte lẫn Mill đã có những đóng góp lớn lao cho nền triết học và cho
phương pháp luận của khoa học. Đặc biệt, tôi đánh giá cao việc Comte đã
chú trọng đến những định luật và đến tiên đoán khoa học, đánh giá cao ý
kiến phê phán của ông đối với thứ lí thuyết duy bản chất về tính nhân quả;
đánh giá cao học thuyết của ông và của Mill về tính thống nhất của phương
pháp khoa học. Tuy nhiên, tôi cho rằng quan điểm của hai ông đối với
những định luật lịch sử về sự nối tiếp nhau cũng không hơn bao nhiêu so

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.